225
đường xe lửa Mỹ Tho. Pháp quá mạnh. Lối thoát đẹp
nhất của họ là xuống miền Tây, phía Hậu Giang với đất
mới hoang vắng, xa lạ.
Một số người khác có đất ruộng, đất thổ cư ở Biên
Hòa, Gia Định, Gò Công đã tản cư về miền Tây theo
Phan Thanh Giản được Pháp đối xử công bằng trên lý
thuyết, dựa vào châu tri, thông cáo. Trong thực tế, chỉ
là hình thức có lợi cho một thiểu số. Thí dụ như sau
khi chiếm Sài Gòn, chúng ra lệnh giải tỏa gấp mồ mả
vùng Tân Định, Phú Nhuận để chỉnh trang đô thị. Trong
vòng 1 tháng là kỳ hạn chót cho những người ở vùng
Cầu Kho (quận 1 ngày nay). Nhiều người vì dính líu
với nghĩa quân, nhất là vì tiết tháo đã ẩn lánh; bấy giờ
về thủ tục giấy tờ khó khăn, bọn người hợp tác với giặc,
dầu ở cấp bực thấp vẫn lộng hành, hạch sách đủ điều.
Hơn nữa, bằng khoán đất, địa bộ cũ viết bằng chữ Hán,
chữ Nôm đã thất lạc, người dân bình thường thời Tự
Đức gần như không cần giấy tùy thân, hoặc không có.
Phải trưng ra chứng từ của chế độ cũ (đã bị cháy, thất
lạc) lại có quan kinh lịch dịch ra chữ quốc ngữ, nghĩa
là chờ đợi. Trường hợp cụ Đồ Chiểu tuy tản cư quá thời
hạn pháp định khá lâu nhưng thực dân Pháp cho đặc
quyền trở về Sài Gòn để lãnh đất cũ. Cụ cương quyết
từ chối với nội dung: Nước đã mất thì nhà và đất riêng
tư không có gì để luyến tiếc.
Trong vùng Pháp chiếm, nhất là sau khi chiếm ba
tỉnh miền Tây thì đất vô chủ, đất tốt bỏ hoang quá rộng.