SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 221

221

Long, Long Hồ. Phan Thanh Giản là người của Vĩnh
Long (cũng như khi từ Sài Gòn, Cần Giuộc xuống Ba
Tri, cụ Đồ Chiểu là người của vùng Vĩnh Long). Pháp
chiếm xong, mới lập ra tỉnh Bến Tre, tách rời cho dễ
cai trị. Bến Tre được chọn làm nơi có phong thủy tốt,
tuy là “chân trời góc biển” nhưng phần mộ Phan Thanh
Giản ở ven biển Ba Tri, hài cốt Võ Trường Toản từ Hòa
Hưng được cải táng qua ba tỉnh miền Tây đặt ở Ba Tri.

Nét văn hóa đặc thù của phía Tiền Giang là đất xưa,

so với phía Cà Mau, U Minh. Gần như không chung
đụng trực tiếp với người Khơme, ăn nói mực thước. Vĩnh
Long cũng như Mỹ Tho có cơ sở văn hóa Việt vững
chắc, về phong tục tập quán của người Việt. Lợi thế là
gần Sài Gòn, bám sông Tiền (Cửu Long) với nhiều cù
lao phì nhiêu, thông thương đến Campuchia mà người
Pháp đã chiếm cứ dễ dàng, thoạt tiên Pháp muốn theo
sông Cửu Long thám hiểm tận miền Nam Trung Hoa,
nhưng qua khỏi Campuchia, lên Lào lại gặp nhiều thác
lớn. Bằng mọi giá, Pháp phải chiếm ba tỉnh miền Tây
để dập tắt “hào khí” của dân Nam Bộ. Ba tỉnh miền
Đông mất, Vĩnh Long mặc nhiên trở thành một xứ dạng
“thủ đô” của đồng bằng với Phan Thanh Giản làm Kinh
lược. Nho sĩ, nhân sĩ yêu nước gom về miền Vĩnh Long.
Để động viên tinh thần trung quân ái quốc, miếu Văn
Thánh được thành hình gấp với sự cộng tác tích cực của
Nguyễn Thông, sẵn dịp xin đem hài cốt thầy Võ Trường
Toản về Ba Tri (thuộc Vĩnh Long). Đầu cầu của ba tỉnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.