SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 219

219

Mặc nhiên, với việc thành hình nhanh chóng của cảng

Cù lao Phố (Biên Hòa) và cảng Bến Nghé (Sài Gòn),
các chúa Nguyễn đã khuyến khích “kinh tế thị trường”.
Người đi khẩn hoang lúc bấy giờ không phải bận rộn lo
“tự cấp, tự túc” từng thôn xóm. Cứ sản xuất của cải vật
chất – cụ thể lúa gạo và cá tôm – nhiều đến mức nào đi
nữa thì cũng có người mua, đưa ra miền Trung, xuống
Mã Lai, Inđônêxia, Philíppin, Nam Trung Hoa. Về hậu
cần của từng gia đình, nước mắm, vải bô, thuốc men,
thậm chí nhang đèn, tô chén đã có thương gia cung cấp.
Nhờ vậy, công sức của gia đình tập trung vào việc khẩn
hoang, làm ra lúa gạo, không bận rộn công việc nhỏ nhặt.

Với kiểu “kinh tế hàng hóa” ấy, người dân Miệt Vườn

tích cực sản xuất. Vườn trong buổi ấy chú trọng vào cây
cau, thời buổi trai gái già trẻ đều ăn trầu thì cau khô là
nguồn lợi lớn, là nhu yếu phẩm, bán lên Campuchia.

Ta không ngạc nhiên khi thấy hồi cuối thế kỷ thứ

XIX, những cuộc khởi nghĩa quan trọng chống Pháp của
Trương Định, Thủ khoa Huân, Thiên hộ Dương, Nguyễn
Trung Trực (Tân An) đều dựa vào cơ sở vùng đất định
hình nói trên. Phía Hậu Giang bấy giờ, thôn xóm chưa
định hình, tư hữu tài sản đất đai chưa rõ rệt. Người phía
Tiền Giang, Gò Công đã đến khoảng 200 hoặc hơn 300
năm (tính đến nay). Ta chắc rằng họ theo đường biển,
đến thẳng, không thông qua đường bộ từ phía Biên Hòa.
Đất rộng người thưa, đời sống còn thong thả, những vàm
sông Cửu Long được gọi là Cửa (Cửa Tiểu, Cửa Đại)...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.