SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
Phía Hậu Giang, để quản lý vùng đất quá rộng, khó
canh tác, Pháp lập ra vài tỉnh mới.
Tỉnh An Giang, đời Tự Đức chia ra Châu Đốc, Long
Xuyên, Cần Thơ và Sóc Trăng.
Tỉnh Hà Tiên, đời Tự Đức chia ra tỉnh Hà Tiên,
tỉnh Rạch Giá rồi thêm tỉnh Bạc Liêu, ăn trọn vùng
mũi Cà Mau.
Theo cơ chế của Pháp, muốn lập một tỉnh, ngân sách
của Nam Kỳ chỉ trợ cấp công chức cấp Nam Kỳ chánh
ngạch; những công chức này có thể đổi qua tỉnh khác.
Riêng về tỉnh, phải đủ ngân sách để đài thọ công chức
nhỏ ngạch tỉnh, giáo viên, lính mã tà (kiểu địa phương
quân) và trợ cấp hương chức làng, tu bổ và mở mang
tỉnh lộ, trạm xá ở huyện. Tỉnh cần đủ dân để đóng thuế
giải quyết ngân sách tỉnh.
Cốt lõi của vùng Hậu Giang vẫn là văn hóa Việt Nam.
Tại Hậu Giang ai cũng biết, từ xưa đã có những khu vực
đất cao ruộng tốt mà người dân tộc Khơme cư trú, cụ thể
là vùng Sóc Trăng với cảng biển không quan trọng là
Bãi Xàu, do thương gia người Hoa nắm phần chủ động
về thương mãi. Về chính sách đồn điền, đời Tự Đức đã
chú trọng cho người Việt (gồm tù nhân lưu đày) đến
canh tác ở Nhu Gia (Sóc Trăng), ở Cái Răng (Cần Thơ).
Phía Rạch Giá, ở các giồng cao ráo ven sông Cái Lớn
và Cái Bé, người Khơme cũng lập xóm từ trước cũng
như vài lõm ở Bạc Liêu. Phía Cà Mau, từ thời Gia Long
tranh chấp với Tây Sơn đã có từng nhóm người Việt