SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 231

231

đến định cư, làm nghề rừng và chài lưới. Họ khai thác
nguồn lợi thiên nhiên ở rừng tràm bao la: nghề ăn ong
lấy mật và sáp. Theo người cố cựu ở Cà Mau và Rạch
Giá thì dân vùng U Minh đa số có nguồn gốc là quân sĩ
của Nguyễn Ánh, của Tây Sơn tản lạc, chán ngán chiến
tranh, hoặc mang bịnh nên đào ngũ (cơ chế của quân
sĩ thời ấy không có quân y chu đáo; quân sĩ không cấp
bực thì cứ tùy hoàn cảnh mà nghỉ bịnh, hoặc đào ngũ).

Hoặc họ là lưu dân từ Phan Thiết tự phát đến vùng

biển Rạch Giá - Cà Mau đánh cá với kiểu làm ăn theo
thời vụ.

Cảng Cà Mau, tuy ở xa biển nhưng là hải cảng đón

nhận tàu buôn (chạy buồm) của người từ đảo Hải Nam
đến và đi theo gió mùa để mua gạo, cá khô.

Ngay từ đời Gia Long, Trịnh Hoài Đức mô tả trước

năm 1820 đã có dân cư sống rải rác phía Hậu Giang.
Vùng hữu hạn sông Hậu theo vàm rạch, từ Châu Đốc ra
biển, bờ sông cao ráo đã có vùng Mỹ Đức (Năng Gù),
vùng Bình Mỹ, vàm rạch Long Xuyên vô Núi Sập, vàm
rạch Ô Môn sung túc (huyện lỵ Phong Phú cai quản
xuống rạch Cần Thơ). Phía Sóc Trăng là đất giồng, đã
sẵn người dân tộc Khơme cư trú, cù lao trên sông Hậu,
như Cù lao Dung đã lập đôi ba xã. Theo bờ sông Cái
Lớn, Cái Bé đã ghi vùng Ngã ba Đình, thậm chí vùng
Thầy Quơn (chữ ghi là Sài Quang), Hốc Hỏa.

Nhưng giữa sông Hậu và vịnh Xiêm La, còn những

vùng rộng bao la, trung bình 60 kilômét mỗi cạnh nay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.