SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 232

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

gọi là Tứ giác Long Xuyên, thêm vùng nay là Ngã Bảy
Phụng Hiệp, Ngã Năm. Vùng Tứ giác Long Xuyên nước
ngọt mà phèn, phía biển thì mặn. Nhưng vùng Phụng
Hiệp Ngã Bảy thì quanh năm nước ngọt, đất thấp, ít
phèn, nhiều lau sậy (Pháp gọi là cánh đồng lau sậy), bao
la, nhiều trũng thấp, từng đàn voi đi tới lui ăn sậy, cứ
theo đường cũ. Voi mỗi ngày ăn một khối lượng lớn cỏ
tươi, nhất là uống nước nhiều, lại còn tắm. Cánh đồng
này ăn thông qua phía Sóc Trăng, sông Cái Lớn, sông
Cái Bé. Sông rạch thiên nhiên phía Hậu Giang (Rạch
Giá, kể luôn Cà Mau) mang nét đặc thù là hệ thống gần
như riêng biệt, chịu ảnh hưởng nhẹ của lũ lụt sông Cửu
Long, phía Hậu Giang. Đây là những con sông ngắn,
bắt nguồn từ đầm lầy vùng trũng giữa sông Hậu đổ ra
vịnh Xiêm La từ đông sang tây. Sông không chảy theo
dốc, từ Tây Tạng, Lào, Campuchia ra biển như sông
Cửu Long. Không có độ cao rõ rệt, nước lớn, ròng là
do tác động lớn, ròng của biển phía tây với biên độ sai
biệt rất thấp 50 centimét. Vùng gần biển, nước vừa lớn,
chảy vào đồng ruộng thì lại ròng (Cái Lớn, Cái Bé, sông
Ông Đốc, Gành Hào, Bảy Háp). Lại thêm những con
rạch nhỏ và ngắn, bắt nguồn từ đầm lầy với rừng tràm
dày mịt, che kín bóng nắng (gọi là U Minh), bờ biển là
bãi bùn xê dịch, không cố định.

Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, theo những tư liệu còn

tìm lại được để làm chỉ dẫn đáng tin cậy một phần nào,
có còn hơn không. Thí dụ như thống kê dân số, ranh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.