SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 234

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

cánh đồng lúa ma. Gặp vài miệng đìa, vài con đường
mòn của người dùng cộ kéo cá. Dây choại mọc um
tùm, gặp đàn voi trên 10 con, phải bắn vài tiếng súng
để xua đuổi”.

“Vùng Cà Mau (hiểu là U Minh Hạ) hoang vắng đen

tối hơn, chỉ mới khai thác trên một phần hai trăm diện
tích (1/200), tổng quát 173.000 hécta, trong số này 905
hécta có huê lợi mà lá dừa nước (dà diệp) chiếm 329
mẫu. Vùng Cà Mau thời trước có 10 đội đồn điền (khẩn
hoang tập thể với vũ khí thô sơ). Năm đội đã tự giải tán,
còn năm đội kia thì nhập với năm làng của tổng Long
Thủy để lập ra tổng Quảng Long. Tổng Quảng Xuyên
chỉ còn hai làng Hưng Ngãi và Hưng Lợi gồm toàn
người Khơme. Có bảy làng theo nghị định của Pháp
năm 1871 phải nhập vào phủ Ba Xuyên thuộc tỉnh Sóc
Trăng, dân số không nơi định cư rõ rệt vì họ sống với
nghề khai thác ong mật ở rừng tràm...

Đơn vị hành chính Cà Mau (một huyện) gồm 41 làng

với 1.224 dân đinh (non 30 dân một làng), bờ sông rạch
đầy cây giá, cây tràm. Vùng Láng Biển mênh mông,
nước đỏ sậm (hiểu là U Minh Thượng). Nơi vàm Tắc
Thủ, vài trại đóng đáy, phải đi thuyền suốt ngày mới
gặp một xóm, chừng 30 nhà, xây cất khéo léo, trồng
dừa, cau. Các xóm này dường như sống cô lập. Vùng
Tây Khánh (xóm Cái Tàu) đất cao giếng tốt khai thác
công phu cũng như làng Phú Mỹ (Đầm Cùng) với 22
dân đinh, với vườn cam quít, chanh, lập năm Thiệu Trị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.