SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 236

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

chiếm tỉnh lỵ, ra Phú Quốc, bị bại trận. Nghĩa quân đi
tản lạc, tìm sinh kế nơi rừng rậm.

Nếu không có phong trào yêu nước mạnh mẽ ở

vùng Gò Công, Mỹ Tho thì số người gom về Vĩnh
Long, theo Phan Thanh Giản không quá đông đảo. Ba
tỉnh miền Tây mất, đa số nghĩa quân đành “một ra đi
là không trở về” bám lấy vùng đất hoang, xa lạ phía
Rạch Giá - Cà Mau để khẩn đất, gan lì, vì tiết tháo,
không muốn về quê cũ. Thêm vào đó là số nông dân
bị điền chủ theo Pháp chiếm đất. Vì không rành luật
lệ đất đai họ cũng xuống khai phá đất hoang phía Cần
Thơ, Rạch Giá, Cà Mau.

Người đi khẩn hoang, với qui mô lớn sau khi Vĩnh

Long thất thủ nào phải là kém văn hóa, kém lòng yêu
nước. Họ đã từng vào sanh ra tử khi Pháp đến và họ
đã “lưu lạc giang hồ”. Rõ ràng là từng lớp tích cực, có
ý chí lớn.

Đất tốt, từng lõm, đã được khai thác từ thời Gia Long,

thời chúa Nguyễn. Đất mênh mông còn lại ẩm thấp, nào
láng, nào bưng, phần lớn là rừng tràm bao la, phía ven
biển vịnh Xiêm La, rừng tràm chạy dài từ khoảng Hòn
Phụ Tử đến gần mũi Cà Mau, nơi nước mặn hơn, thuận
lợi cho rừng đước.

Ta có những con số của Pháp, khá sơ sài.
Năm 1865, khi giao ba tỉnh miền Đồng cho Pháp,

người ở phía Mỹ Tho qua phía Vĩnh Long, của triều
đình khá đông. G. Francis mô tả:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.