245
nhạc Hoa, nhạc Tây, diễu hành trước khán đài danh dự
nhìn ra mé sông. Có đốt pháo bông, về khuya các quan
viên Tây, Việt bày ra khiêu vũ.
Rút kinh nghiệm lần trước, chính quyền thuộc địa
mở cuộc đấu thầu mới, ra giá thấp: mỗi mét khối đào
là 20 xu (thay vì 35 xu). Công ty Kỹ nghệ Viễn Đông
(Pháp) trúng thầu, đào thêm những kinh ngắn hơn, bổ
sung vào như kinh Lái Hiếu (ngọn sông Cái Lớn), kinh
Thốt Nốt. Những vùng này trước kia đầy lau sậy, có
voi; dân du cư bắt cá, ăn ong mật. Kinh đào xong, trong
vùng hãy còn rải rác cọp, voi, nay có tên rạch Ông Ra
(cọp ra bờ kinh rình người), rạch Ông Rầy (cọp hoành
hành phá rối, rầy rà). Những vàm rạch có kinh xáng cắt
ngang qua, thường treo cái áo đen rách, làm dấu hiệu
để khách qua lại đề phòng cọp và sấu.
Kinh đào thêm ở địa bàn các tỉnh Sóc Trăng, Rạch
Giá, Cần Thơ, Long Xuyên, tận Cà Mau, Bạc Liêu nhằm
mở rộng đất ruộng, lấy thuế, thêm gạo xuất cảng, gia
tăng mức tiêu thụ hàng hóa, nhu yếu phẩm. Vùng Chợ
Lớn ngày nay đã đổi mới, nhưng ta còn gặp nhiều dấu
ấn hùng biện từ thời Pháp cho đào kinh. Nhiều nhà máy
xay xát cỡ lớn mọc lên, do tư sản mại bản người Hoa
từ Singapore đến đầu tư, với qui chế rộng rãi: họ được
chuyển tiền lời về nước, được mở khu vực giải trí riêng,
với cờ bạc, thanh lâu. Trong buổi đầu, khi Pháp mới
chiếm Nam Kỳ, ở Bình Đông và Bình Tây vẫn còn dịch
vụ xuất cảng lúa gạo với cối xay tay, giống như cối cổ