SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 246

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

truyền nhưng to gấp đôi, đứng giàn để xay, có đến bốn
người! Rồi nhà máy xay xát cỡ nhỏ mọc lên. Trong
khoảng hai năm 1925-1926, số nhà máy ở Chợ Lớn
tăng gần gấp đôi. Năm 1927, có 70 nhà máy loại to hoạt
động, tổng cộng 13.000 sức ngựa, đủ khả năng xay ra
2.900.000 tấn gạo trong khi nhu cầu xuất cảng không
hơn 1.300.000 tấn. Nhà máy Tong Vo chiếm mặt bằng
9 hécta, mạnh 1.500 sức ngựa, 39 cối xay gạo lứt, 18
cối xay gạo trắng, công nhân khuân vác thường trực 200
người, ngoài ra còn 150 công nhân đứng máy và cai thợ.

Những nhà máy lớn bổ sung cho nhà máy nhỏ, ta

có con số trễ nải hơn, năm 1931: 10 nhà máy ở Châu
Đốc, Long Xuyên 19 nhà, Sa Đéc 23, Cần Thơ 28, Sóc
Trăng 15, Bạc Liêu 21, Rạch Giá 33.

Hạ tầng cơ sở đường thủy đã tạm ổn.
Có thể nói rằng hầu hết nguồn lợi về lúa gạo đều

do người Hoa nắm, từ nhà máy xay xát, từ thu mua, từ
định đoạt giá sỉ, giá lẻ. Khoảng 1926-1930 ở kinh Thủ
Thừa, trên đường từ đồng bằng lên Chợ Lớn, từ tháng
1 đến tháng 5 dương lịch mỗi ngày có khoảng 1.000
chiếc ghe chài (ghe bát tải, chữ Hán) chở lúa đi ngang
qua. Tổng số ghe chài hạng to này khoảng chừng 3.000
chiếc do người Hoa làm chủ. Và Chợ Lớn sung túc lên
nhờ vào dịch vụ lúa gạo.

Lúa từ đâu chở lên Chợ Lớn?
Ta có thể nói rằng thời Pháp thuộc quả thật đã thành

hình những “Con đường lúa gạo”, dùng đường thủy, với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.