SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
người, úng và lụt, Pháp cho đào kinh, nhưng có chuyện
lạ là tên chuyên viên Pháp chịu trách nhiệm về công
trình đã đem cô vợ trẻ theo sống trên nhà bè đầy đủ tiện
nghi, có điện phát ra từ chiếc xáng. Trước khung cảnh
khẩn hoang xa lạ, cô vợ trẻ từ phương trời Âu thích ra
ngoài lan can bao quanh cái nhà bè mà ngắm cảnh, đỡ
oi bức. Vì có “bà đầm” hiện diện, người địa phương đặt
tên ấy cho con kinh.
Kinh xáng Xà No (tiếng Khơme, cây điên điển)
đào trong vòng 2 năm, từ 1901 đến 1903 là xong, trên
mặt, kinh rộng 60 mét, dưới đáy rộng 40 mét, tổn phí
3.680.000 quan Pháp. Kinh này quả thật có ích lợi, đưa
nước ngọt qua phía biển vịnh Xiêm La, nối ngọn rạch
Cần Thơ của sông Hậu (nay đặt tên đất là Vàm Xáng,
vàm của con kinh xáng Nà No), ăn qua rạch Cái Tư, một
nhánh của sông Cái Lớn, qua Gò Quao, ra biển phía tây.
Đất hai bên bờ kinh này được khẩn hoang nhanh chóng,
về sau, mọc lên thị trấn Vị Thanh (Chương Thiện) ở
khoảng giữa. Và từ con kinh này, sau đào thêm nhiều
kinh, ăn xuống Sóc Trăng, qua khu vực đồn điền Ông
Kho (Gressier).
Đích thân Toàn quyền Đông Dương đến ăn lễ khánh
thành, tổ chức linh đình tại chợ Cần Thơ, đặc biệt hôm
ăn lễ bày ra chưng Thủy lục (hiểu là những kiểu thuyền
văn hóa) hai ba chiếc thuyền kết lại, trang trí với lá dừa
khắp bốn phía, trên những bè Thủy lục ấy các ban nhạc
thi nhau trình diễn, nhạc tài tử Việt Nam, nhạc Khơme,