243
là tiếng Pháp nói trại, Loi (Loire, tên một con sông
bên Pháp). Giữa đồng không mông quạnh, ban đêm
xáng thổi, tàn lửa chụm nồi bay đỏ rực trời, tiếng máy,
tiếng gàu chuyển động nghe vang hàng ngàn mét. Thật
thực dân Pháp có sức mạnh bạt núi, xẻ sông. Chiếc
xáng di chuyển từ từ, phía trước bố trí những bãi củi,
khi thiếu thì lấy trên bờ đem xuống chụm lập tức, để
bảo đảm tiến độ thi công. Và phía sau chiếc xáng,
còn hàng chục cái “nhà bè” dòng theo trên con kinh
mới đào. Chuyên viên Pháp ngụ trên đó, khi đổi ca
luôn luôn có người chờ phiên mình. Lại còn trạm y
tế, cũng trên nhà bè buộc theo xáng, để phục vụ cho
chuyên viên người Pháp.
Còn lưu dân người Việt, tự phát cắm dùi, chiếm cứ
theo bờ kinh phía mặt tiền cho dễ làm ăn, sau này sang
nhượng lại với giá cao, chẳng ai chú ý đến phần đất phía
“hậu bối”, còn lau sậy, rừng rậm. Thái độ của nhà cầm
quyền khá rõ rệt. Ai cắm ranh, lấn chiếm thì tùy, nhưng
về sau được hợp thức hóa, cấp bằng khoán, đóng trước
bạ được hay không là chuyện khác. Bức tranh khá rộn
rịp, oai hùng, đầy sức sống. Xáng thỉnh thoảng cũng nổ
nồi hơi, làm thiệt mạng công nhân, luôn cả người trên
bờ (chợ Phước Long - Rạch Giá), hoặc bị chìm vì sự
cố kỹ thuật (nay còn địa danh Xáng Chìm), hoặc chiếc
cầu sắt bắc trên kinh, gọi cầu Xáng. Lại còn con kinh
nghe lạ tai: kinh Bà Đầm, phía Giồng Riềng (Thác Lác,
Bà Đầm). Người lớn tuổi quả quyết rằng xưa kia vắng