SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
chạy hơi nước sôi, chụm than đá, gào thét phun khói
đen kịt, thỉnh thoảng xe kéo còi, nghe như tiếng “hú”
của con thú dữ thời cổ còn sót lại, báo hiệu ngày “tận
thế” sắp gần kề; vì là con thú nên hàng năm nó phải ăn
thịt vài người (gây tai nạn). Xe lửa có cô hồn đi theo,
như con cọp dữ ăn thịt người, vì những người bị cọp
vồ phải lo tìm mồi cho cọp ăn, đủ 100 người thì được
đầu thai! Đối với chiếc xáng lại càng khủng khiếp hơn.
Máy chạy hơi nước sôi, mạnh 350 sức ngựa, trông to
lớn như chiếc chiến hạm, mỗi gàu chứa 375 lít, hàng
mấy mươi gàu quay theo vòng tròn, như kiểu guồng
tát nước. Khi chuyển động, máy kêu ken két, từ trên
cao chuyền xuống múc đất rồi quay theo dây chuyền
trở lên, trút vào hai cái máng bên hông xáng. Đất xúc
lên, đánh cho lỏng thành bùn, bùn thổi ra theo máng,
xa đến 60 mét, đắp lên bờ. Xáng di chuyển chậm, bên
bờ kinh đất vun lên, đều đặn trở thành con lộ to. Hàng
trăm gia đình nông dân đi theo. Một là bòn đất bùn,
lắm khi gặp xương cọp, xương người, xương cá sấu,
thêm vòng vàng, đoán chắc là mùa lũ lụt năm nào có
đám cưới đi tắt ngang qua cánh đồng trống hoang, bị
cá sấu nhận chìm, chết người. Xáng thứ to, qua đợt
đầu, đặt tên là Mỹ Tho I, Mỹ Tho II vì công ty xáng
đặt Sở tiểu tu ở tại Mỹ Tho cho tiện bề liên lạc với
Sài Gòn, lại còn những chiếc mang tên gốc từ bên
Pháp như xáng Năn (Nantes, một cảng bên Pháp),
hoặc xáng La, bảo rằng xáng này gào thét, nhưng đó