SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
chính là lúc phần lớn miền Hậu Giang còn cọp, sấu,
người đi khẩn hoang tá túc trong chòi, tạm bợ, chưa
ổn định, với hy vọng sẽ phá rừng tràm, làm chủ mươi
mẫu, vì luật lệ chưa rõ rệt đối với dân. Trong khi ấy,
về pháp lý, nhà nước thuộc địa đã đăng trên Công báo
kế hoạch đào kinh. Công báo phổ biến hạn chế, chỉ ở
tỉnh lỵ, tại dinh chủ tỉnh có niêm yết luật lệ, người dân
đen làm sao bước chân vào tòa bố, chưa nói đến sở phí
đi từ miền quê xa xôi đến tỉnh lỵ. Hỏi han ai bây giờ?
Những công chức Việt Nam còn chưa rành chi tiết,
huống gì người làm hương chức hội tề ở làng xa xôi,
ven rừng! Luật lệ ấy được đăng báo chữ Pháp ở Sài
Gòn. Những người Pháp qua thuộc địa tìm cơ hội đầu
cơ được ưu tiên xem bản đồ, hỏi han thể thức. Phần đất
ấy cách xa Sài Gòn hàng đôi ba trăm kilômét nhưng
chắc chắn họ sẽ khẩn được dù chỉ nhìn trên bản đồ.
Vẫn là chạy chọt và lo hối lộ. Thậm chí nhiều người
cư ngụ bên Pháp cũng thừa cơ hội này trưng khẩn hàng
ngàn hécta để chờ ngày nào đó sẽ sang nhượng cho kẻ
khác ở Sài Gòn, phần lớn được nhượng là người Pháp,
sau đó có thể sang cho quan lại người Việt. Lắm người
chẳng bao giờ đặt chân đến đất của họ.
Đào kinh là phương án chiến lược mà người Pháp
nghĩ đến, ngay sau khi chiếm Nam Kỳ. Đã công nghiệp
hóa từ một thế kỷ hoặc hơn, đã có nhiều thuộc địa, nhưng
thực dân Pháp thấy ưu tiên một là hạ tầng cơ sở, qui luật
kinh tế thị trường, sự quan trọng của bưu điện, tín dụng,