SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 239

239

người Pháp với thế lực chính trị và quân sự cũng cạnh
tranh không xuể. Họ giỏi về xã giao, giữ chữ tín, lại
có hậu thuẫn lớn của tư sản mại bản Chợ Lớn, lấy vốn
từ ngân hàng do người Anh cầm đầu ở Singapore và
Hồng Kông, và giới ngân hàng này lại nắm thị trường
lúa gạo ở Đông Nam Á.

Lúa gạo đang là mặt hàng bao nhiêu cũng tiêu thụ

hết. Miền Nam Trung Hoa ăn gạo nhiều, lại thường bị
thất mùa, đói kém. Gạo của Nam Bộ còn xuất qua Nhật,
qua Inđônêxia, châu Phi (thuộc địa Pháp) và bán qua
Mỹ (cho gia súc ăn chăng?).

Trước thời cơ ấy, Pháp sẵn sàng đầu tư lớn vào hạ

tầng cơ sở. Con đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho là bước
đầu, thật ra là biểu diễn, thử nghiệm, dự kiến mở đến
Phnôm Pênh, nhưng thấy thiếu triển vọng. Chỉ còn việc
đào kinh giao thông và kinh thủy lợi lớn nhỏ. Là đất mới,
hễ đào kinh là dân kéo đến, chiếm hai bên bờ, gần đường
chuyên chở, dễ mua bán, sớm được “đô thị hóa”. Pháp
đã tính toán kỹ: tiền đào kinh sẽ được thu hồi nhanh,
với thuế quan, với thuế điền, thuế trước bạ, thuế nhập
khẩu hàng tiêu dùng. Lại còn củng cố thế lực thống trị.
Viên toàn quyền P.Doumer vào giữa thế kỷ XIX và XX
đã sang Đông Dương, chuẩn y việc đào kinh, với khẩu
hiệu biến Việt Nam thành một “nước Pháp ở châu Á”!

Lúc Sài Gòn đang mở mang, với khách sạn

Continental nay hãy còn, báo chí chữ Pháp chữ Việt
ra mắt ở Sài Gòn, trường đua ngựa càng tấp nập thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.