SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
Từ Cà Mau lên Chợ Lớn, giới mại bản tổ chức những
trạm trung chuyển, với những nhà kho còn gọi lẫm,
chành (chành do chữ sạn).
Điền chủ người Việt dự trữ lúa (địa tô của tá điền)
trong những lẫm, bán trực tiếp cho giới mại bản ở tỉnh,
mỗi lẫm chứa từ 5.000 đến 30.000 giạ (mỗi giạ bình
quân 20 kílô).
Tại chợ Cái Răng, sát Cần Thơ nhiều chành lúa đủ
khả năng dự trữ đến 100.000 tạ (tạ = 68 kílô). Tại Phước
Long (Rạch Giá), trên đường từ Bạc Liêu đi Trà Ôn, có
một tay mại bản cất dãy chành chứa đến 100.000 giạ.
Vào mùa thu hoạch, cứ 15 ngày chành này cho một ghe
chở 3.000 tạ đi Chợ Lớn. Thông thường, vào thời điểm
xay xát để đưa ra cảng, bọn mại bản ở Chợ Lớn ra lịnh
cho bọn chủ chành ở các tụ điểm chở từng đợt, mỗi đợt
từ 8 đến 10 ghe, mỗi ghe ăn từ 3.000 đến 5.000 tạ lên
đường, di chuyển với sức chèo tay, chạy buồm, đến
điểm hẹn sẽ có tàu kéo.
Để có sự tin cậy lẫn nhau, trong khâu mua lúa tận
hang cùng ngõ hẻm, luôn luôn giới mại bản tuyển mộ
người Hoa. Giới trung nông, phú nông Việt Nam khi
cần bán lúa, đành gọi bọn thâu mua này, vì họ nắm độc
quyền, với phương tiện di chuyển, vốn liếng. Người Việt,
nếu ra tranh thương, rốt cuộc cũng đành phải đưa lúa ra
tỉnh bán với giá rẻ cho người Hoa, vì làm sao đem lên
Chợ Lớn. Mà có đem lên Chợ Lớn cũng bán mất giá,
vì trên ấy chỉ có người Hoa đứng ra thâu mua mà thôi.