SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 250

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

tranh, nhưng thật ra Nam Kỳ lại làm giàu, việc sản
xuất lúa gạo cứ gia tăng, thị trường không bị ảnh
hưởng gì cả, mà trái lại. Pháp đánh Đức, nhưng bấy
giờ phương tiện chiến tranh còn yếu kém, máy bay
ra trận còn trong vòng thử nghiệm, tàu chiến từ Sài
Gòn qua Pháp vẫn bình yên, không như chiến tranh
thế giới lần thứ hai (1939-1945), phát xít và đồng
minh đánh nhau tận Thái Bình Dương, máy bay Mỹ
đã oanh tạc Sài Gòn, lính Nhật tràn vào. Tận rừng U
Minh, Cà Mau vẫn có bóng dáng quân đội Nhật đến,
bắt dân U Minh phải trồng đu đủ dầu! Đang xảy ra
đệ nhất thế chiến, Pháp vẫn ung dung đào thêm con
kinh chiến lược đưa thẳng lúa gạo từ Cà Mau xa xôi
đến Ngã Bảy, lên Sài Gòn, nhờ đó mức sản xuất gia
tăng, lúa gạo bán có giá (nhẹ sở phí chuyên chở hơn
lúc trước), hoàn thành hệ thống Ngã Bảy (nơi đã thành
lập huyện Phụng Hiệp). Pháp đã hăng hái đào thêm,
nói chung nhằm nối vùng trũng giữa sông Hậu và phía
vịnh Xiêm La, hai bên bờ kinh là đất mà người khẩn
hoang ưa chuộng, phía trước là đường thủy thông
thương, phía sau sẽ là ruộng, đời sống ở bờ kinh sớm
được ít nhiều đô thị hóa, có thể mua bán lặt vặt cho
tàu thuyền, ghe tải qua lại.

Đất ruộng cứ tăng giá, thí dụ như ở Long Xuyên,

huyện Thốt Nốt, năm 1870 mỗi hécta trị giá 25 đồng,
10 năm sau trị giá 45 đồng, 10 năm sau nữa trị giá 95
đồng, đến năm 1918 trị giá 350 đồng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.