SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
Năm 1934, hốt hoảng vì kinh tế khủng hoảng toàn thế
giới, một chuyên gia kinh tế am hiểu khá sâu về Đông
Dương Paul Bernard đã đưa ra con số chính xác hơn.
Lúa gạo xuất cảng của toàn Đông Dương phần lớn
do đất mới phía Hậu Giang cung cấp, cụ thể là từ các
vùng mới thành hình của Rạch Giá, Sóc Trăng, Cần
Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh. Các tỉnh ấy mới quả thật là
vựa lúa của Đông Dương. Ở Bắc Kỳ, sản lượng không
ít, nhưng dân quá đông, phải tiêu thụ tại chỗ, cũng như
các tỉnh vùng Tiền Giang, dân đông phải cung cấp gạo
cho miền Đông và Sài Gòn - Chợ Lớn. Các tỉnh phía
Hậu Giang, đất mới, có 966.000 hécta ruộng, xuất cảng
khoảng 986.000 tấn, tính trung bình hơn phân nửa tổng
số lúa gạo xuất cảng. Cao Miên với tỉnh Bắc-đăm-bon
cũng xuất một số lượng gạo đáng kể, qua cảng Sài Gòn.
Các tỉnh phía Hậu Giang, dân còn thưa nên tiêu thụ tại
chỗ rất ít lúa gạo, dân số chỉ có 1.130.000 người, tính
đổ đồng, mỗi hécta chỉ có 15 người (1,15), có thể xuất
cảng 1 tấn mỗi hécta, mặc dầu năng suất kém, chỉ làm
một vụ.
- Chỉ ở Nam Kỳ mới có tầng lớp đúng nghĩa là đại
điền chủ. Tổng số điền chủ đứng bộ trên 50 hécta của
toàn Đông Dương là 6.690 người thì Nam Kỳ có đến
6.300 người.
Cũng theo Paul Bernard, thu nhập trung bình của
một người Âu ở Đông Dương là 5.000 đồng/mỗi năm
vào khoảng 1931. Trong khi ấy, ở toàn Đông Dương,