SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
Một gia đình bình quân già trẻ lớn bé gồm 5 người, có
non 3 người là lao động chính, canh tác bình quân mỗi
hộ 5 hécta (hiểu là kiểu quảng canh tất yếu – SN) vẫn
không đủ sống, năm thất thâu đói kém, mặc dầu thức ăn
khỏi mua (như cá tôm, rau cỏ). Theo Paul Bernard, ngân
sách gia đình luôn luôn thiếu hụt. Riêng phía Hậu Giang,
vì làm một vụ không nghề phụ nên người dân nhàn rỗi,
hễ làm việc một ngày thì nghỉ hai ngày. Đây là kiểu thất
nghiệp kinh niên, trong khi ở những vùng khác, vì có vườn
tược, nghề phụ, người nông dân làm việc 163 ngày/năm.
Bởi vậy, có thể nói từ khoảng 1930 đến trước Cách
mạng tháng Tám 1945, càng đi về Hậu Giang, phía tận
cùng của đất nước, vùng Rạch Giá - Cà Mau thì quả là
người dân như càng nhàn rỗi, lè phè, uống rượu đế, cờ
bạc, bày tiệc nhậu bất cứ lúc nào, đàn ca vọng cổ. Sống
được, không chết đói vì lúa dễ kiếm, với cá ngoài ruộng,
dưới rạch. Nhưng trên đường mở nước, người phía Hậu
Giang bực tức, không lẽ càng đi xa, chịu đựng muỗi
mòng đỉa vắt bệnh tật là để lâm vào sự bế tắc? Nhiều
dạng tôn giáo đã thành hình, tìm sự giải thoát về tâm
linh. Nhưng các hệ phái tôn giáo chỉ là để an ủi gượng.
Cần giải phóng sức sản xuất, cần sử dụng năng lực có
thừa. Nghĩa là phải theo Cách mạng.
Cũng theo tư liệu của P.Bernard 10 phần trăm số
người được ưu đãi đã chiếm 37 phần trăm lợi tức của
cả Đông Dương. Riêng ở Nam Kỳ, có đến 10 phần trăm
nhà giàu đã chiếm đến 53 phần trăm sản lượng của vùng.