SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 256

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

Năm ấy ông mới 26 tuổi, háo thắng tự tin. Báo Nam

Phong đang được xem gần như là diễn đàn đứng đắn, đã
làm hài lòng thực dân Pháp với khẩu hiệu mà đến nay
thiên hạ còn chế giễu: “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ
Đức tặc”. Và quả thật giới điền chủ, tư sản của Nam Kỳ
có đóng góp đáng kể cho sự thắng trận của Mẫu quốc.

Bài du ký của Phạm Quỳnh được đăng trên Nam

Phong tạp chí, nhan đề “Một tháng ở Nam Kỳ”, từ số
17 tháng 11 năm 1918, lúc Đức đã chịu đầu hàng. Vì
vậy, kẻ thân Pháp tha hồ phóng bút với thái độ lạc quan.
Bấy giờ, trong Nam không có tờ báo nào chuyên về lý
luận văn học nên Phạm Quỳnh có vẻ trịch thượng. Bài
đăng ba số, khá dài, xin tóm lược, trích vài đoạn, đây
là tư liệu không thể bỏ qua nếu muốn tìm hiểu về xứ
Nam Kỳ trước năm 1919.

Phạm Quỳnh đi Sài Gòn, xuống Mỹ Tho, đi Long

Xuyên, trở về Sa Đéc, được sự đón tiếp của thân hào
địa phương và có gặp quan Pháp. Phạm Quỳnh cẩn thận
đọc nhiều tư liệu về Sài Gòn và phía đồng bằng. Ông
biết những tỉnh miền Trung Nam Bộ (Gò Công, Mỹ
Tho, Long An...) nói chung là đất cũ, đã khai thác theo
kỹ thuật cổ truyền trước khi Pháp đến, lúa gạo không
dư nhiều, nhưng phía Tây Nam, tức là phía Hậu Giang
là đất mới, đang khai thác, thiếu nhân công. Ông như
giựt mình khi gặp một số trí thức khoa bảng ở Sài Gòn
là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phú Khai. Hai vị này làm
báo La Tribune Indigène mà Phạm Quỳnh đã từng đọc,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.