SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
truyện “huyền hoặc quái đản, của mấy bậc cuồng nho
bên Tàu đời xưa ngồi không bịa đặt ra để khoái trá
những bọn hạ lưu vô học” (những truyện như Thủy Hử,
Phong Thần...). Và họ Phạm cho rằng việc phá khám
(Phan Xích Long phá khám Sài Gòn) cũng bởi cái “di
độc” của các tiểu thuyết Tàu mà ra... Họ Phạm lại đi
tham quan Lăng Lê Văn Duyệt, khen là miếu mạo nguy
nga, nhưng lại chê là nhiều người xin xăm. Vào trong,
thấy có người Hoa làm chức vụ “quản lý” với phong
cách “cởi trần, mập như con lợn ỷ, đi đi lại lại trước
bàn thờ đức Tả quân. Hỏi ra mới biết rằng, chú là thủ
tự đền này, dân làng sở tại bán cho chú cái lợi quyền
ấy”. Điều này đúng, nhưng hồi ấy đền Lê Văn Duyệt
thấp lè tè, có gì là nguy nga, giao cho người Tàu bán
nhang làm quản lý để “tiếp thị” khách người Hoa, và
người Hoa xem người bán nhang đèn chỉ là một hạng
lao công, chớ chẳng phải người trong ban tế tự. Khen
ngợi Lăng Cha Cả (Bá Đa Lộc) là sự thường, vì ông ta
đã tích cực giúp Nguyễn Ánh.
Lại thăm Diệp Văn Cương, khen ngợi quá mức vì họ
Diệp là người đậu Tú tài bên Pháp từ hồi cuối thế kỷ
XIX, từng là “hành tẩu”, liên lạc ngoại giao giữa Huế
và người Pháp. Họ Phạm tiếc rằng người học rộng như
thế mà không chịu viết sách dành cho hậu thế, mà Diệp
Văn Cương lại theo “khoái lạc chủ nghĩa”, thích hưởng
thụ mà không chịu theo “nghĩa vụ chủ nghĩa”, ngụ ý
là tích cực ủng hộ nước Pháp! Lại gặp Diệp Văn Kỳ