SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 260

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

Phạm Quỳnh đã tranh thủ thời giờ, tra cứu tài liệu.

Ông theo cái thuyết của Tây phương cho rằng nơi nào
khí hậu nóng (hiểu là nhiệt đới) mà đất tốt, phì nhiêu thì
mau thịnh, nhưng vì dễ sống nên con người sinh ra lười
biếng thì sự tiến hóa tuy trước có mau mà sau thành ra
chậm, trước mau là nhờ sức đất nhờ khí trời, sau chậm
là bởi tính người. Có thể đúng, nhưng Nam Bộ vẫn tiến
được, nhờ vào buổi giao lưu với các nước Đông Nam
Á, với thế giới nên gạo vẫn là món ăn cấp thiết cho khá
đông người, lúc dân số đang tăng nhanh, thị trường ngày
càng mở rộng nhờ giao lưu đường biển. Phạm Quỳnh
không thấy hoặc thấy mơ hồ mà không dám nói rằng
người Pháp với chính sách thực dân đã kềm hãm mức
sản xuất. Phạm Quỳnh cho rằng nếu người miền Bắc
chịu rời làng mạc đi vào Nam thì dễ sống với sự khẩn
hoang! Nhưng đất hoang nhiều mà nói chung thì đã có
chủ, muốn khẩn phải có vốn tối thiểu. Ai là người đưa
vốn? Đất khẩn xong, làm chủ phần đất này là ai? Thủ
tục khẩn đất nào phải dễ và sự tốn kém để lo hối lộ làm
thủ tục vượt khỏi tầm tay của người nghèo. Và thực dân
không dại gì xuất tiền ra để đào một con kinh mà đất đai
hai bên bờ khó canh tác được trong vòng sáu bảy năm
tới, như vậy là kẹt vốn, lãng phí... Ông chỉ nhìn qua loa,
lại ganh tị với giới đại điền chủ. Nhờ đất phì nhiêu, nên
nảy sinh nhiều tay đại điền chủ làm giàu “của cải nhiều
hơn các vị tổng đốc ở Bắc. Chỉ làm chức cai tổng, mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.