SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
lại nặng lời hơn, vì vậy chân đứng rất khập khiễng.
Phạm Quỳnh rất phẫn nộ về cái tai họa người Hoa
lũng đoạn kinh tế, thương mại; ngay ở các chợ tỉnh lỵ,
quận lỵ cũng do người Hoa nắm ưu thế tuyệt đối, nói
chi đến Chợ Lớn. Ông tuy “có ăn học” nhưng chẳng biết
những điều sơ đẳng về kinh tế và cố ý bịt mắt trước sự
cai trị của thực dân. Pháp còn thua người Hoa về dịch
vụ lúa gạo, chẳng qua người Hoa đã bám sát việc mua
bán lúa ở Nam Bộ từ thời Nguyễn Hữu Cảnh. Họ có thị
trường (đầu ra về xuất cảng). Họ có vốn lấy từ ngân hàng
của người Anh ở Singapore, ở Hương Cảng, ở Thượng
Hải, họ nắm lượng thông tin về giá cả thị trường ở Đông
Nam Á. Họ có năng khiếu, giỏi tính toán đầu cơ.
Trở lại chuyến đi của Phạm Quỳnh. Đến Mỹ Tho,
gặp một nhân sĩ giỏi Hán học, am tường Tây học, nặng
lòng vì nước, Phạm Quỳnh khen ngợi, ngạc nhiên (theo
ký ức đáng tin cậy của vài bô lão đó là ông Mai Bạch
Ngọc, con rể của bà Sương Nguyệt Anh), sau này là một
trong những đảng viên cộng sản đầu tiên của Mỹ Tho.
Mai Bạch Ngọc có lòng hiếu khách hướng dẫn cho họ
Phạm đi Vĩnh Kim, vùng chợ Giữa: Chợ làng nhưng
tiêu biểu cho văn minh Miệt Vườn, gần như đa số dân
là trung nông hoặc phú nông, trước năm 1930, đại đa số
dân ở vùng này nếu có chút ít ruộng vườn đều do ông bà
đã đến lập nghiệp từ nhiều đời, có nho học. Phan Hiển
Đạo, vị tiến sĩ thứ nhì của Nam Kỳ (sau Phan Thanh
Giản) quê quán ở đây, tự tử vì bị Tự Đức quở trách về