SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 264

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

sửa soạn đón thầy Tây và đầm về dạy, trường sẽ có đặt
nhà ký túc (pensionnat). Ông đặt tên trường là Collège
Võ Văn, không biết nay đã khánh thành chưa”. Đấy là
trường trung học (Collège) tư, có nội trú, hoạt động thời
gian dài, lập trước những 7 năm, đến 1926 mới có công
lập của nhà nước, nay là trường Châu Văn Liêm (SN).

Trích dẫn dài dòng vì đây là tư liệu thành văn đáng

tin cậy nhất. Ta thấy rõ Cần Thơ đã phát triển nhanh,
nhờ hạ tầng cơ sở (kinh đào) của Pháp và nhờ làn sóng
di dân khẩn hoang từ phía các tỉnh Tiền Giang như Mỹ
Tho, Vĩnh Long, Tân An xuống. Đây là kiểu khẩn hoang
trong bối cảnh thực dân Pháp nắm chủ quyền, khác với
thời Mạc Cửu, Nguyễn Hữu Cảnh hoặc những đồn điền
của Nguyễn Tri Phương.

Nếu từ đời Tự Đức trở về nước, Mỹ Tho mặc nhiên

là vùng trú phú nhất của đồng bằng, nhưng dân số quá
đông, phải lần hồi nhường chức vị đầu tàu về lúa gạo
cho phía Hậu Giang.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.