SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
được cơ ngơi đáng kể, mức sống lên cao (lắm khi cao
hơn công chức người Pháp bực thấp). “Trên ô tô, dưới
thời ca nô”, ca nô là ghe nhỏ gắn máy để di chuyển cá
nhân và gia đình trên sông rạch, buổi ấy rất sang trọng.
Phía đồng bằng, trước kia, chỉ khai thác đất giồng
không úng lụt ở bờ sông, hoặc đôi khi đột ngột nổi lên
giữa đồng thấp (trường hợp xóm Tháp Mười). Vùng ven
lòng chảo của khu Tứ Giác ngày nay cũng được điền
chủ Việt hoặc người Pháp trưng khẩn. Giới trung nông
và phú nông bắt đầu trưởng giả hóa, đình miễu được xây
cất khang trang và có vẻ Tây phương. Chợ ngã ba sông,
ở làng, ở huyện tấp nập. Hàng tiêu dùng ngày càng rẻ,
giá rẻ hơn thời Tự Đức nhờ việc xuất nhập cảng. Đèn
măng sông, dầu lửa thắp đèn phổ biến. Diện tích canh
tác cứ tăng lên, những tỉnh mới, phía Hậu Giang, hiểu
là bên hữu ngạn sông Hậu sản xuất lúa dư tiêu dùng
tại chỗ, thậm chí cho heo ăn cháo nấu với gạo lứt. Lúa
gặt về, chất đống, mặc cho gà vịt ăn, năm trúng mùa,
gặt không cần sạch; dân từ vùng Tiền Giang đến tha hồ
mót những gié lúa rơi rụng. Cá mắm nói chung đủ ăn.
Những người quá nghèo thường là vì kém sức khỏe, đau
ốm bất thường, gặp ma chay, ham mê cờ bạc, chán đời.
Lắm người không nhà ở, làm tá điền lưu động; tá điền
bị đổ nợ trốn ra khỏi điền thì chủ không truy tố cho mất
công. Nạn cho vay nặng lời hoành hành.
Người Việt trước tình thế mới phải thay đổi nếp suy
nghĩ, phải tính toán để tồn tại và phát triển.