SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 267

267

Trước tiên, xin nói về “văn hóa cổ truyền”, cụ thể

là đạo Khổng.

Như nhiều vị thức giả đã nhận định, Khổng giáo ở

Nam Bộ thuộc vào loại biến dạng. Cụ Đồ Chiểu đã gạn
lọc, lựa những gì thích hợp để bảo lưu. “Chở bao nhiêu
đạo, thuyền không khẳm”.
Chở đạo để làm công việc
hành đạo trước mắt “Đâm mấy thằng gian bút chẳng
tà”.
Có lẽ cụ Đồ Chiểu chết mà không yên tâm, và cực
lòng khi phải hầu chuyện với chủ tỉnh Bến Tre. Truyện
Lục Vân Tiên được dân gian biết nhờ chữ quốc ngữ, tái
bản nhiều lần. Tấm gương sáng của cụ được hiểu theo
nghĩa khác, mềm dẻo, uyển chuyển hơn, vào những
thập niên sau.

Đạo Nho được tôn thờ, nhưng Văn Thánh của Sài

Gòn xây cất quá trễ, năm 1824. Mất ba tỉnh miền Đông,
các nho sĩ Nam Kỳ mới lập nhanh miếu thờ Khổng Tử
ở Vĩnh Long, nhằm “bảo vệ truyền thống” với mặt tích
cực là Trung quân ái quốc. Pháp đến, Nguyễn Thông ra
Phan Thiết, Phan Thanh Giản tuẫn tiết. Lòng yêu nước
của dân Vĩnh Long còn đó, nghĩa quân rút lui về phía
Vũng Liêm để lập căn cứ, và đã gây bất ngờ cho giặc:
chủ tỉnh Pháp Salicetti chết tại trận, tên Việt gian hàng
đầu là Trần Bá Lộc suýt chết, nếu không có lính mã tà
liều mạng cứu kịp thời. Những nho sĩ tiến bộ tích cực
theo phong trào Duy Tân đã ủng hộ Cường Để (Vĩnh
Long và Cao Lãnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất về quyên góp
tiền bạc, về số lượng du học sinh qua Nhật). Và đồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.