SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 269

269

có đôi liễn khắc của cụ nguyên Học bộ Cao Xuân Dục
làm mùa thu năm Quí Mão, cả trong miễu còn đôi liễn
đó là chút văn chương thừa”.

“Đại để các đình chùa miếu vũ ở đây có cái vẻ bỏ

hoang cả, coi như người dân không thường tới lui lễ bái.
Nhưng rực rỡ phong quang thời là các “nhà làng”, tức
là nơi hội sở của các làng. Có lắm nhà, như “nhà làng”
Long Hồ ở giữa tỉnh Vĩnh Long, nguy nga như tòa Đốc
Lý, nhà thị sảnh một tỉnh lớn. Trong nhà làng Long Hồ,
ngay giữa cửa vào có treo một cái biển lớn sơn đen thếp
vàng khắc lời nghị định quan “phó soái” (hiểu là Thống
đốc Nam Kỳ) Gourbei khen làng ấy đã biết tỏ hết lòng
trung thành với “tân triều Đại Pháp, tức là Chính phủ
Pháp đối với “cựu triều” ta. Vẻ vang thay”!

Dẫn chứng dài dòng như thế để thấy rằng Khổng

Tử là vị Thánh mà dân gian ít ai biết, nếu biết thì cũng
chẳng được trọng vọng cho lắm.

Lúc thực dân đang thắng thế, người ở Nam Bộ nói

chung đã tùy thời mà sống, hệ ý thức cũ đã mất sinh
lực. Vận hội mới không còn là của hủ nho. Nhưng nói
về lễ nghĩa, như thờ cúng ông bà, nghi thức đám cưới,
đám tang, tế lễ ở đình làng thì phía đồng bằng vẫn
tuân thủ và khao khát được dịp học hỏi. Sĩ nông công
thương, cách phân ngôi thứ “tứ dân” không còn; thương
gia, người làm công nghệ, nhất là nhà nông đang lên
ngôi; đại diện của nông dân là giới điền chủ, điền chủ
duy trì kỹ lưỡng việc thâu địa tô, cho vay nặng lời, tá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.