SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
điền phải đi tết chủ điền với cặp vịt mập, chai rượu và
phải làm những ngày thí công như tu bổ vườn tược cho
chủ điền, như là thứ lễ nghĩa thời xưa còn lại. Chữ nho
không còn dùng, người dân biết chút ít chữ nho qua lời
truyền miệng, tam sao thất bổn, do vài cụ đồ ngoài Nghệ
Tĩnh, Quảng Nam vào dạy, nhưng ít ai học thấu đáo.
Người dân bình thường thích “nói chữ” (xấu hay làm
tốt, dốt hay nói chữ) và những câu chữ ấy đa số là lời
khuyên răn trong Minh Tâm Bửu Giám, chưa hẳn là do
Khổng Tử hoặc Mạnh Tử vạch ra. “Biết (chữ Nho) thì
ăn trước ngồi trên. Dại thì ra đứng hai bên cột đình”.
Hoặc những câu: “Phàm nhơn bá nghệ hảo tùy thân.
Đổ bát môn trung mạc khứ thân” nói có vần là đã biết
“Nghề nào cũng ấm thân. Mấy nơi cờ bạc chẳng nên
gần”. Hoặc kiểu nói triết “Thiên sanh nhơn, hà nhơn
vô lộc, địa sanh thảo, hà thảo vô căn”. Về chữ Hán khi
Pháp mới đến, các nhà tiền bối như Trương Vĩnh Ký,
Huỳnh Tịnh Paulus Của, Trương Minh Ký đã làm sách
dạy chữ Hán thông dụng cho người biết chữ quốc ngữ.
Lại dạy làm thơ Đường luật, câu đối. Quan trọng nhất là
dịch truyện Tàu ra quốc ngữ. Dịch quá nhiều, truyện Tàu
hấp dẫn giới bình dân luôn cả giới có Tây học. Trung
hiếu tiết nghĩa, ơn đền oán trả là luân lý Việt Nam mà
những truyện Tàu đã minh họa rất hấp dẫn ông trước
khi Pháp đến qua tuồng hát bội.
Nào Tiết Đinh San, Phàn Lê Huê, Đơn Hùng Tín,
Nhạc Phi... hoặc lễ kết nghĩa ở Vườn Đào của Lưu Bị,