SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 272

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

Đạo Khổng vẫn còn bàng bạc trong dân gian. Trương

Vĩnh Ký hợp tác với Pháp nhưng nêu phương châm của
mình là “Thường bả nhất tâm hành chánh đạo”. Nhiều
người theo Pháp đã cho mình đang sống “Trung Dung”
– tên một quyển kinh của đạo Khổng.

Người Hoa bám sát dân khẩn hoang, mở tiệm tạp

hóa. Họ biết chữ Hán nên gián tiếp góp phần bảo lưu
nghi lễ xưa. Dịp Tết, họ viết liễn đối, theo công thức
bên Trung Hoa, nào Vạn lý hòa phong sinh liễu diệp.
Ngũ lăng xuân sắc chiếm đào hoa.
Hoặc mấy chữ Từ
đường, Tổ đường trên tranh thờ ông bà. Lại viết liễn
đối ở miếu ông Tà của người Khơme mà người Việt
bảo quản khá kỹ, xem như ông Thổ Địa. Đỏ đỏ, đen
đen là đủ rồi, nội dung câu liễn chắc cũng cầu chúc
may mắn, hoặc ở bàn thờ Táo quân có chữ Hán, bàn
thờ ông Thiên thì viết chữ Thiên quan tứ phước, hiểu
là “thờ Trời”.

Nhưng trong dân gian, không nghe ai gọi đích danh

đạo Lão. Không có trường phái nào rõ rệt, chỉ gọi nôm
na là tu Tiên. “Tu Phật Phú Yên, tu Tiên Bảy Núi”
(Thất Sơn, An Giang). Thật ra, những người tu tiên
này chẳng ai nghiên cứu nguồn gốc đạo Lão với Đạo
Đức Kinh, hoặc đạo tu tiên đã có đạo sĩ núi Na ở Thanh
Hóa; hoặc La Sơn phu tử ở Nghệ Tĩnh từng góp ý cho
Nguyễn Huệ đánh quân Thanh. Luyện linh đan, luyện
truyền sinh bất tử với thủ thuật phức tạp. Ở phía Hậu
Giang, chỉ có dạng suy thoái mà tiếp xúc trực tiếp với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.