SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 271

271

Quan Võ, Trương Phi... Lại còn những tập thơ, điệu
lục bát nêu gương Phạm Công - Cúc Hoa, Lâm Sanh -
Xuân Nương...

Đạo Khổng được hiện đại hóa với phong trào Duy

Tân. Tờ báo tư nhân đầu tiên chữ Việt sống dai nhất là
Nông Cổ Mín Đàm, ra mắt những năm đầu thế kỷ. Tên
gọi tờ báo cũng khó hiểu (Nông gia và Thương cổ tức
là thương gia, uống trà trao đổi ý kiến). Nội dung vẫn
là dạy cách mua bán, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi.
Thỉnh thoảng dẫn chứng những cách ngôn chữ Hán,
đăng tải thơ Đường luật.

Những người viết đầu tiên thường am hiểu chữ Hán,

nhờ học riêng ở gia đình, trước khi vào trường nhà nước.
Ở Nam Kỳ trước kia không nghe từ ngữ kẻ sĩ. Trí thức
khoa bảng, tính tới tính lui, chỉ thấy có hai vị tiến sĩ.
Pháp đưa chủ trương rõ rệt ở Nam Kỳ là xóa chữ Hán
Nôm trong chương trình giáo khoa, dung túng một số ít
lớp dạy tư. Đến năm 1882, về lý thuyết, xem như hoàn
toàn xóa bỏ. Đáng chú ý là tuy ở xa Sài Gòn, ít ai rành
chữ Hán nhưng ở Cần Thơ, bên kia sông Hậu lại là nơi
bị xóa trước. Vùng đất mới, so với miền Tiền Giang, ít
ai rành chữ Hán lại là thí điểm của việc xóa chữ Hán
Nôm! Đó là vì lý do chính trị, chữ Hán gắn liền với
trung quân ái quốc, lại là phương tiện giao dịch giữa
người chống Pháp còn sót ở phía Hậu Giang. Chữ Hán
bấy giờ mặc nhiên dính dấp tới kinh kệ, sấm giảng của
giáo phái, đặc biệt là Hội kín (dạng Thiên Địa Hội).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.