SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 273

273

dân nông thôn là thầy bùa thầy phép chuyên trị bịnh,
vào buổi y tế chưa phổ biến.

Nổi danh nhất ở vùng đất mới dường như chỉ có ông

Cử lấy đạo hiệu là Hư Không, tên thật là Nguyễn Thành
Đa, quê Vĩnh Kim (tỉnh Tiền Giang). Lúc thực dân Pháp
đánh chiếm Nam Kỳ, ông như bi quan rồi đến tận vùng
Bảy Núi, nhằm qui tụ người đồng tâm đồng chí. Tâm
thì rất đồng, nhưng chí rất mơ hồ! Không hợp tác với
giặc, là nét nổi bật của vị đạo sĩ tu tiên này. Ông hưởng
ứng phong trào Bửu Sơn Kỳ Hương, người trong đạo Tứ
Ân Hiếu Nghĩa, nhắc đến ông như là một trong những
vị tiền bối đáng kính. Với cách tu mông lung mơ hồ ấy,
lần hồi ông trở thành “ông đạo” theo đúng nghĩa của
nó: kiểu tu sĩ cá thể, không mộ tín đồ, không ham danh
lợi, gần như mưu cầu giải thoát phần hồn cho cá nhân
mình. Một kiểu đi “tiêu dao”. Ông là người Việt – có lẽ
đầu tiên – đã qua biên giới Cao Miên thám sát núi Tà
Lơn nổi danh huyền bí đối với người Việt. Người Cao
Miên đã cư ngụ lâu đời, cũng như Việt kiều từng đến
làm rẫy, trồng cây ăn trái quanh chân núi. Đỉnh cao của
núi Tà Lơn này cao 900 mét, như một cao nguyên bằng
phẳng, dốc sườn núi phía Tây đổ thẳng, từ trên đỉnh nhìn
xuống thấy như vịnh Xiêm La sát bên chân. Người Cao
Miên gọi đây là núi có mây bay qui tụ lại, xoay tròn (như
trường hợp đèo Hải Vân của Trung Bộ). Sau này Pháp
mở khách sạn du lịch trên đỉnh, gọi theo tiếng Khơme
là Bokor (cái u của con bò) và lập con lộ lên tới đỉnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.