SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 275

275

xuống sông, gà con cũng lội theo”. Ông Cử Đa bảo đó
là chuyện lạ, thuật lại “cho bà con nghe chơi”. Và lúc
ông viết thì sự việc kỳ lạ cũng còn như vậy.

Sài Gòn nổi danh nhất là chùa Giác Lâm (quận Tân

Bình), trước đó có chùa Đại Giác (Biên Hòa). Về phía
Tây Nam, từ cuối thế kỷ thứ XVII, đạo Phật được Mạc
Cửu rồi Mạc Thiên Tứ tích cực ủng hộ. Ở Mỹ Tho,
vùng Xoài Hột có chùa Long Tuyền, sau đổi tên là Linh
Thứu, trong giai đoạn bôn tẩu, bị Tây Sơn truy nã, có
lần Nguyễn Ánh trốn lánh trong chùa này, được nhà sư
giấu trong cái đại hồng chung khá to?

Chùa tổ Cái Bè khá xưa (Bửu Lâm) ở gần bến phà Mỹ

Thuận (xã Bình Hàng Trung, quận Cao Lãnh). Nhưng
ngôi chùa chính qui thì thành hình phía Tây Nam, ngọn
đồi nhỏ cách thị xã Châu Đốc khoảng 5 kilômét. Châu
Đốc ngày xưa là lỵ sở của Trấn Vinh Thanh, án ngữ
vùng biên giới, bên bờ kinh Vĩnh Tế (do Thoại Ngọc
Hầu đốc suất đào từ cuối đời Gia Long qua đầu đời Minh
Mạng, nối sông Hậu qua biển Hà Tiên).

Doãn Uẩn, người Nam Định để lại công đức cho

đồng bằng sông Cửu Long. Bấy giờ, chính sách của nhà
Nguyễn dường như là đặt sự tin cậy vào những dòng
họ từ Thanh Hóa vào, nhất là người vùng Ngũ Quảng.
Doãn Uẩn hội nhập dễ dàng với đồng bằng, làm tuần phủ
rồi thăng tổng đốc An Hà (An Giang - Hà Tiên), vùng
biên giới. Năm cuối đời Thiệu Trị qua Tự Đức, ông lập
chùa Tây An, đây là chùa “chính qui” có thỉnh một nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.