SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 276

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

sư nổi danh từ chùa Giác Lâm (được xem như Tổ đình
ở Nam Bộ) xuống sắp đặt nền nếp vì Giác Lâm là nơi
đào tạo tăng tài (về giáo lý). Có nhà sư Hải Tịnh, một
thiền sư ở Giác Lâm đến, vị này từng qui y ở chùa Từ
Ân (Gia Định) được nhà vua lưu ý, triệu về kinh đô Huế
làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ, năm Tự Đức nguyên
niên, sau bao phen thăng trầm, được đưa về chùa Giác
Lâm (1848). “Ngài Hải Tịnh hoạt động nhiều mặt cho
Phật giáo miền Nam” (Hà Xuân Liêm, Chùa Thiên Mụ,
NXB Thuận Hóa - 1999). Năm sau, 1850, ngài đổi viện
Quan Âm sẵn có ra chùa Giác Viên (gần khu Văn hóa
Đầm Sen, TP. Hồ Chí Minh); dùng chùa Giác Viên làm
nơi đào tạo cho Khoa Ứng Phú, nhằm phổ biến những
nghi thức cho giới bình dân. Và năm 1871, vị cao tăng
Hải Tịnh mở ra đại giới đàn ở chùa Tây An, núi Sam.

Việc nói trên rất quan trọng cho sự phát triển Phật

giáo vùng đất mới.

Một sự cố bình thường nhưng không giản đơn xảy

ra. Tu sĩ họ Đoàn, sau được tôn vinh là Phật thầy Tây
An (vì có ở chùa Tây An) xuất hiện, quê ở Tòng Sơn
(Sa Đéc). Nhằm lúc bịnh dịch tả hoành hành, ông đã ra
công giúp đời, trị bịnh với thuốc men sơ sài mà sự lây
lan sớm bị dập tắt. Phải chăng nhờ phép màu mà dân
nghèo còn giữ được mạng sống? Bá tánh xúm nhau xin
qui y, dễ dàng được thâu nhận. Thầy theo Phật giáo với
hình thức và giáo lý đơn giản, trông như đi ngược với
kiểu tu chính qui. Không cạo đầu, không áo mão, ăn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.