SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 278

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

Nỗi ray rứt của người đi xa xứ là nghĩ đến tổ tiên,

cảm thông sâu sắc với những người dầu lạ dầu quen
đã chết vì nghèo đói bệnh tật (sốt rét, thổ tả, đậu mùa),
nhất là những cô hồn “xa cây, xa cối, xa nhành, đầu
bãi cuối ghềnh, hùm tha sấu bắt...”. Chết thì phải làm
đám tang. Ngươi còn sống, ta tôn trọng, nhưng đối
với người chết lại càng tôn trọng hơn. Ở quê xứ, được
chôn trong nghĩa địa, hoặc bên cạnh ông bà. Nhưng đã
chết ở xứ lạ quê người, người còn sống chưa ắt định
cư tạm được vài năm, mồ mả ai chăm sóc, nói chi đến
xây mộ dựng bia?

Khoa Ưng phú (nghi thức cúng cấp bình dân), hiểu

là kiểu “thông tin cổ động”. Đạo Phật phải hợp với dân
ít biết chữ nghĩa. Cốt lõi là đạo Phật nhưng pha trộn tín
ngưỡng dân gian và vài ảnh hưởng đạo Lão, với bùa
chú. Gia chủ tốn kém chút ít thời giờ và tiền bạc nhưng
tâm linh được thoải mái. Nhiều thầy cúng đã sẵn sàng
phục vụ với thù lao, tùy mọi túi tiền.

Nên giải thích chút ít về vấn đề này. Con người thông

minh tài bộ, học giỏi, nhiều mưu trí đến mấy nhưng khi
chết thì những cái vong, cái vía của họ vẫn còn đó, với
bản năng ngu đần, dễ bị những con ma xấu lường gạt,
hướng dẫn vào việc phá hoại xã hội, thậm chí hại người
trong thân tộc mà trước kia họ yêu mến nhất. Phải có
nhà sư tụng niệm, hướng dẫn nghi thức. Dẫu đơn giản
thế mấy, người chết cũng phải có thân nhân để tang,
một lễ phát tang (thành phục), phải có sự hướng dẫn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.