279
của nhà sư. Rồi bắt buộc trước khi di quan (động quan),
phải có nhà sư tụng niệm, ra lịnh cho toán “đạo tì” vào
nhà khiêng, đi ra khỏi nhà, khi hạ huyệt. Ít nhất, sau đó
cũng làm tuần 100 ngày.
Theo quan niệm mà dân gian chấp nhận, mặc dầu
không nói ra, trong vòng tang chế, hoặc ít nhất sau khi
nhắm mắt đến sau khi mai táng, hồ sơ của người quá cố
chưa lập xong để Diêm chúa phán xét công, tội. Cũng
như người chết vì tai nạn hoặc bạo bệnh, chết vì cọp,
sấu, thiên tai đều không có hồ sơ, hồ sơ chưa thành lập,
vì họ chết khi “chưa tới số”.
Việc Ứng phú thích hợp với nếp suy nghĩ lâu đời của
người Việt, mặc dầu dường như vô ý: rải vàng mã khi
đưa đám tang, xem ngày chôn cất.
Mấy thầy cúng sử dụng kỹ xảo mà nay ta gọi là “nghe
nhìn”, xem và nghe qua là hiểu, xem đứt đoạn cũng
không sao, người khán thính giả cứ thụ động để đón
nhận, không cần ai giải thích. Nôm na, gọi đó là “đờn
thổi”, nghĩa là có nhạc dây và kèn. Giọng tụng kinh, kể
chuyện ngân nga, như hát Nam, hát Khách của tuồng
hát bội. Ngay trong “bài tán” cũng có nhạc, trống, đẩu.
Lại có sự tích. Nhiều đám tang của người khá giả thời
xưa, khi quàng mươi ngày hoặc hơn, các thầy diễn lớp
của Tam Tạng thỉnh kinh, người trong xóm rủ nhau xem,
có hỉ nội ái ố, khiến bầu không khí trở nên ấm cúng.
Những cuộc trình diễn ấy lắm khi “ăn khách”, các
thầy được nhiều người nhìn với thiện cảm, ra về lại