SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 281

281

tượng ông Tiêu Diện (gọi tắt là ông Tiêu), tượng bằng
sườn tre, phất giấy, sơn phết bên ngoài. Có 12 bàn thờ,
chòi cao non 10 mét, dưới chân chòi là bàn thờ “các bác
âm hồn”. Lễ chay đàn cử hành trong chùa, dân chúng
đứng ngoài sân chờ lễ thí thực đổ giàn (có nơi gọi là
giựt giàn).

Heo quay, xôi, chè, trái cây, bánh nếp bày ra cúng

cô hồn. Khoảng 12 giờ khuya, để kết thúc, bèn đốt
tượng Phật bà và tượng ông Tiêu, đốt thêm khá nhiều
giấy vàng mã. Khi bắt đầu đốt tượng ông Tiêu (dễ
cháy vì là sườn tre phất giấy) ai nấy sẵn sàng trong tư
thế ào vào, bất chấp khói lửa để giựt cho bằng được
cái lưỡi của ông Tiêu. Theo tin tưởng dân gian thì
ông Tiêu có phép trừ ma quỷ, lũ quỷ đến phá phách
vì đã chịu đói rét, vất vưởng trong suốt năm. Cũng
theo lời đồn đãi, cái lưỡi bằng giấy của ông Tiêu là
thứ bùa rất công hiệu, đốt ra tro, hòa với nước lã, sẽ
trị được bịnh trẻ con! Trong khi lửa đang cháy xác
tượng giấy, ai nấy tha hồ giành giựt, nào heo quay,
khiêng nguyên con đem ra ngoài mà xẻ ra chia nhau,
các món xôi chè, bánh cũng bị giựt, lát sau, những
món gì “tiêu thụ” đều dọn sạch. Đáng chú ý là tuy
giành giựt, không ai nhường ai nhưng chẳng xảy ra
ấu đả, chỉ là va chạm, có bị té rồi gượng ngồi dậy
thì mới vui, mới có phong vị của lễ hội! Ngày nay, ở
Tầm Vu (Long An) trong các món thí thực còn thêm
những loại thuốc lá có cán (loại sang và loại bình dân)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.