SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 280

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

còn thù lao, quà cáp. Nhiều thầy lúc ham đi làm việc
Ứng phú nói trên đã quá sốt sắng, hớn hở, trong khi ở
chùa, lúc tụng niệm nội bộ hàng ngày thì uể oải, lơ là.
Có câu răn dạy:

Ở chùa, tụng niệm bần thần,

Ra đi “làm đám” việc mần rất siêng.

Lắm khi trình diễn với qui mô lớn, xem cho đẹp mắt

gây “ấn tượng”. Điển hình là những dịp làm chay, tiểu
trai đàn, trước 1945 hãy còn phổ biến ở những vùng đất
tốt, năm được mùa, dịp rằm tháng giêng hoặc rằm tháng
bảy âm lịch. Dịp huy động nhiều nhà sư ở các chùa lân
cận, lâu ngày thành lệ, giúp qua giúp lại. Lệ này nay
đã giảm bớt vì tốn kém, nhưng vài nơi còn bảo lưu, thu
hút mọi giới; những người làm ăn xa nhà cũng cố gắng
trở về tham dự như là lễ hội lớn nhất của khu vực. Nay
ở Tầm Vu (tỉnh Long An) lễ trai đàn ấy được bảo lưu.
Long An là tỉnh xưa, “Hội làm chay” ngày càng rộn rịp,
mặc nhiên trở thành Lễ hội lớn mà các tỉnh đồng bằng
không đâu sánh kịp.

Mô hình làm chay này ở Trung Bộ đưa vào, tham

khảo sự mô tả của Nguyễn Đình Tư trong Non nước
Khánh Hòa
(Sông Lam, 1969) ta thấy giống nhau về nét
lớn. Đại khái ở Nha Trang có nơi lễ kéo dài đến 3 ngọ,
ngoài nghi thức trong chùa, còn có thêm “đàn ngoại” cử
hành trước sân, náo nhiệt nhất là lúc cử hành lễ phóng
đăng. Sân có che rạp, dựng tượng Phật Bà Quan Âm và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.