SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 282

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

đơm vào một cái sườn hình nón, giựt được thì đem
chia cho anh em bạn bè. Đây là kiểu hoạt cảnh hoành
tráng. Con người hội nhập, đóng vai tuồng của lũ cô
hồn đói rách, giành giựt đồ ăn. Cô hồn đã hưởng quà
cáp, của ít lòng nhiều thì cô hồn (hoặc là các bác âm
hồn) phải đền đáp lại: “Ăn của người trên dương thế
thì phải phò hộ cho người dương thế ở địa phương
được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt”.

Trong khi ấy, các nhà sư làm lễ phóng đăng. Một

vị hòa thượng có tài đức làm thầy chủ trì, đội mão
chỉnh tề, thêm bốn thầy cấp bực nhỏ hơn tụng kinh,
đánh mõ liên hồi. Đăng, là cây nhang đốt cháy nghi
ngút khói cắm trong tô đầy gạo, phóng mỗi lần một
cây, khắp bốn phía. Ai nấy giành nhau lượm cây nhang
ấy, mỗi cây có mang theo một đồng tiền điếu xưa,
đem đeo vào cổ trẻ con, ngừa bệnh hoạn (phải chăng
đồng tiền xưa hình tròn, lỗ vuông là biểu tượng của
càn khôn, trời tròn đất vuông). Ở vùng đất mới khẩn
hoang, buổi lễ như an ủi, giải oan, cầu siêu cho người
xiêu mồ lạc mả.

Ở vùng đất mới, nhiều nhà sư giỏi võ đã đánh cọp,

dạy võ cho thanh niên để giữ an ninh cho thôn xóm hẻo
lánh. Lắm khi các thầy biết chút ít chữ Hán, ở quê từng
làm kép “nghiệp dư” cho gánh hát bội nào đó, nghèo
nên đi khẩn hoang. Các thầy biết chút ít thuốc dân tộc,
biết hò hát, hoặc nói lối, biết hát Nam hát Khách. Nhờ
đó mà có những câu hò câu hát tự biên tự diễn, câu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.