SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 277

277

mặc như nông dân, không khác. Không cất chùa miễu
gì cả, không chuông mõ, chỉ cần siêng năng làm ruộng,
chịu cực đi khẩn hoang ở “vùng sâu vùng xa”.

Quan lại ở tỉnh lỵ An Giang lập tức điều tra, cho là

kiểu “gian đạo sĩ” có âm mưu chính trị, vì qua lời rao
giảng của ông phần lớn là tiên tri thì cuộc “đổi đời” gần
kề. Quan ở tỉnh ra lịnh cho ông phải tu theo nếp chính
qui, tại chùa Tây An mà nhà nước thừa nhận. Ông đã
tùy tình hình vào thọ giới với nhà sư nổi danh là Hải
Tịnh, được ban pháp danh là Minh Huyên, vì vậy, về
danh nghĩa, trở thành thiền sư thuộc phái Lâm Tế. Rõ
ràng là ông bị chỉ định nơi cư trú, vì lý do an ninh.

Sẽ trở lại hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương của thiền sư

Đoàn Minh Huyên.

Nói chung, tâm trạng của người nghèo, người bị lưu

đày đi khẩn hoang đến nơi “xứ sở lạ lùng”, là muốn ra
sức biến đầm lầy, rừng tràm, rừng cây tạp trở thành ruộng
lúa, sau đó, cất một căn chòi để được an cư lạc nghiệp.
Tương lai xa thì như thế nào chưa rõ, cứ làm để sống,
tự lực là chính, gặp bất trắc sẽ đối phó, không chịu ngồi
ì mà suy nghĩ viển vông. Bởi vậy, tuy được hướng dẫn
về giáo lý và nghi thức cơ bản, nhưng các chùa ở vùng
đất mới, nói chung ít chú trọng đào tạo tăng tài mà nặng
về phần dùng nghi thức để phổ biến việc làm lành lánh
dữ, nhân nào quả ấy, với Niết bàn, Tây phương cực lạc
và cõi âm phủ! Nghi thức càng dân dã càng tốt. Chân
đạp đất nhưng đầu phải đội trời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.