SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
Ông Cử Đa muốn tầm sư ở đỉnh núi cao nói trên,
hành trình của ông được ghi lại trong bài Văn (thơ lục
bát) mở đầu là:
Lan thiên một cảnh chép chơi,
Non cao đảnh thượng thảnh thơi vô cùng.
Hiu hiu gió thổi ngọn tùng...
Ông mô tả phong cảnh, không ghi tọa độ theo kỹ
thuật đo đạc, đặt tên từ thấp lên đỉnh: Trung tòa, Kim
Quan, Trạm Nhứt, Lan Thiên (nơi loại lan đất Vệ hài mọc
hoang cả vùng), Hàm Long, Bàn Ngự, Cán Dù, Châu
Thiên, suối Bánh tráng, láng Bánh bò, Tứ Giao, Thanh
Long. Bấy giờ, làm công việc đó quả là muốn lánh tục
tầm tiên. Ngoài bài Văn, còn sưu tầm được một bài báo,
duy nhất do ông viết vào năm 1908, đề ngày 14-6, bên
dưới ghi Kần-vọt (Kampot tỉnh lỵ của vùng núi Tà Lơn)
được báo Lục Tỉnh Tân Văn đăng nguyên văn. Tôn chỉ
của báo này là chống mê tín dị đoan, nhưng đăng lên
phải chăng vì nội dung có ẩn dụ gần xa về việc nước,
lúc bấy giờ. Đại khái, ông Cử Đa (ký tên đích danh) kể
“chuyện lạ, có 15 con gà con được mẹ chăm sóc, hàng
ngày cùng đi ăn ở chân núi Tà Lơn, sống đề huề, nhưng
có con chồn cáo nhảy ra bắt con gà mẹ, đem đi mất.
Bầy gà con đành tùy tình thế, một tốp đi theo con heo
nái, hễ heo con bú mẹ, thì gà con cũng bắt chước bú,
tốp gà con khác theo chó thì chờ chó mẹ cho con bú,
lại bú theo, cũng như tốp gà con khác theo vịt, hễ vịt lội