263
tội có cảm tình với Pháp ngay trong buổi đầu. Phạm
Quỳnh cho ta thấy lúc bấy giờ (1918) “trong Nam Kỳ,
nhà quê gọi là vườn, tiếng nhà quê có ý bỉ và nghĩa như
quê mùa. Người Tây ngày nay thường dùng tiếng nhà
quê “để nói bỉ, là theo nghĩa Nam Kỳ vậy”.
Xuống tàu thủy đi Long Xuyên, Phạm Quỳnh ngạc
nhiên khi thấy dọc bờ sông Tiền nhiều cơ ngơi của điền
chủ lớn với những lẫm vựa lúa, khen rằng điền chủ trong
Nam là “lục địa tiểu thần tiên”. Đến Long Xuyên được
đón tiếp niềm nở, bấy giờ ở Long Xuyên có ra tập san
Đại Việt tạp chí, rồi thăm quan chức người Việt. Ông
nhận định:
“Có một điều nên phục là cái tình thân ái trong bọn
các ông làm việc trong nhà nước ở tỉnh này. Các ông
xử với nhau thật như anh em một nhà, không có sự
hiềm kỵ gián cách gì cả. Nghị luận rất tự do, nói năng
rất công trực, lại bàn bạc về tuồng hát bội”, lại đi ô tô
xuống Cần Thơ, khen đường sá quá tốt.
Cần Thơ năm ấy (cuối 1918) “có cái vẻ mĩ miều
xinh xắn, sạch sẽ phong quang, thật xứng tên làm tỉnh
đầu về miền Tây (la capitale de l’Ouest). Đường phố
thênh thang, nhà cửa san sát, các nhà buôn Tây cũng
nhiều hơn các tỉnh khác, có chỗ coi xinh đẹp hơn ở Sài
Gòn”. “Bấy giờ ở Cần Thơ có ông huyện (hàm) Võ
Văn Thơm, chủ bút An Hà nhật báo. Bấy giờ ông đang
bận cất một nhà trường Trung học riêng cho con trai,
con gái ở Cần Thơ, bao nhiêu kinh phí ông chịu cả, lại