259
(con của Diệp Văn Cương) đang soạn những tuồng cải
lương, trong buổi đầu cải tiến. Ta nhớ Diệp Văn Cương
là người thích hát bội, đến mức si mê các cô đào có tay
nghề cao, “thinh sắc lưỡng toàn”. Còn Diệp Văn Kỳ về
sau du học về làm luật sư, bên vợ ở Cao Lãnh quá giàu,
cậu công tử này lại giỏi về nghề làm báo.
Điều đáng ngạc nhiên là Phạm Quỳnh dường như (và
quả thật như vậy) chẳng biết tí gì về vùng đất mà ông
ta đang quan sát khi vừa đặt chân đến Nam Kỳ. Phân
tích đủ điều về văn hóa, quốc hồn, vai trò người Pháp,
báo chí... nhưng ông quên rằng Sài Gòn là một hải cảng
quan trọng của Đông Nam châu Á!
Ông đã nhắc đến mấy chữ “La perle de l’Extrême-
Orient”, ông dịch là “Hạt báu của Á Đông”, (quen gọi
sau này là Hòn ngọc Viễn Đông), không mô tả bến Nhà
Rồng và dãy kho hàng, thêm tàu buôn nước ngoài, cũng
không thấy sở Ba Son. Và quả thật ông không có ý thức
rằng Nam Bộ là nơi đã từng giao lưu với các nước Đông
Nam Á trước khi Pháp đến.
Những nhân sĩ ở Sài Gòn thường khuyên ông: “Ông
đã về tới đây, nên dạo chơi cho khắp, cho biết đó biết
đây, kẻo không có mấy khi cất ra đi được. Vả có đi Lục
tỉnh mới biết dân tình, phong tục, ở những chốn phồn
hoa như Sài Gòn thì lại biết ra một cảnh tượng khác.
Ông cứ đi, dân Lục tỉnh đã có tiếng là dân mến khách,
có qua mới biết cái lòng trung hậu của bạn đồng bang
trong này”.