SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 257

257

phục tài hai vị nói trên đã viết văn Pháp “như người
Pháp”. Được mời đi ăn ở Chợ Lớn, cùng ăn tiệc với số
bạn của nhà báo, “Tiệc đông lắm, ước đến bốn năm chục
người, phần nhiều là những bậc tai mắt ở Sài Gòn và
Chợ Lớn. Bữa tiệc thật vui, có cái vẻ đậm đà thân mật,
không có những lối kiểu cách như ngoài ta. Nói chuyện
toàn bằng tiếng Tây, ông nào cũng nói giỏi, không những
nói giỏi mà đến cái giọng nói, cái cách cử động cũng
hệt như Tây vậy... Trong các ông dự tiệc ấy, có nhiều
ông đã vào dân Tây. Coi đó thì biết các bậc thượng lưu
trong Nam Kỳ Tây hóa đã sâu lắm, hầu như không còn
chút gì về cái phong thế An Nam nữa. Về đường đó thì
ngoài Bắc Kỳ, Trung Kỳ còn kém Nam Kỳ nhiều. Đến
như cách nghị luận, cũng đường đột mãnh liệt, trực mà
không có những lối khép mở xa xôi như các nhà cựu
học ngoài ta”.

Phạm Quỳnh không biết rằng Nam Kỳ là xứ thuộc

địa, điền chủ lớn cho con cái du học bên Pháp không
khó. “Kẻ sĩ” của Nam Kỳ do Pháp đào tạo, và hàng ngày
người Việt được dịp tiếp xúc với người Pháp ở cơ quan,
xí nghiệp tư. “Hôm sau đi thăm anh em làm báo ở Sài
Gòn. Gặp ông nào cũng được chuyện trò vui vẻ lắm, mới
biết kẻ Nam người Bắc tuy ít dịp gần nhau, thân nhau,
mà mỗi lần biết nhau, thật là dễ nên cái tình thân ái vậy”.

Phạm Quỳnh cho rằng ở Sài Gòn có nhiều báo, quá

đủ nhưng về chất lượng thì chưa đạt. Sách trong Nam
in quá nhiều, nặng về dịch truyện Tàu mà ông cho là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.