SƠNNAM
GIỚI THIỆU
SĐI GÌN XƯA
- Cô làm nghề... bối hả?
Cô gái cho xuồng cặp vào bờ, chỉ vào ngực:
- Nghề... bối là nghề cha truyền con nối của tôi!
Nói xong, cô lên bờ, hai tay xách hai cặp vịt, bước
chậm rãi. Ông lão đứng dậy, kêu trời. Chẳng lẽ ông bỏ
xuồng mà rượt theo. Nãy giờ có năm ba tên bối rình rập,
thừa lúc ông nhìn theo cô gái, chúng lấy cắp vài chục
cặp vịt rồi lên bờ đối diện, mất dạng.
Những chuyện tương tự còn nhiều. Về sau, với thuyền
được cơ giới hóa, di chuyển nhanh hơn, nạn bối giảm
bớt. Lần hồi, dân cư ngày đông đúc, bờ rạch chợ Đệm
chẳng còn hoang vắng như trăm năm về trước.
Sông Cửu Long có thượng nguồn ở bên nước Cam
Bốt (nay là Campuchia - BTV), vùng Nam Bộ giáp ranh
nhau, không thác không gành nên từ xa xưa đã trao đổi
hàng hóa. Giới thương lái từ Cam Bốt đưa xuống Sài
Gòn - Chợ Lớn theo sông Cửu Long nào cá khô của Biển
Hồ, đậu xanh, đậu phộng (lạc), hồ tiêu, thêm những bè
cá tươi sống đặt hai bên ghe. Nam Bộ đã đưa lên nước
bạn nào dụng cụ nông nghiệp, trầu rang, cau khô, trái
cây. Bên Cam Bốt thời trước, tiêu thụ nhiều trầu cau.
Phía đồng bằng, nhiều xóm chuyên trồng trầu, để bảo
quản lâu dài, từng lá trầu được sấy khô, bán theo sức
nặng từng cân.
Người ở đồng bằng khi khá giả rủ nhau lên Sài Gòn
để mua sắm và giải trí, trở thành số khách vãng lai
thường trực đáng kể.