27
*
* *
Về tên đất Sài Gòn, nhiều giả thiết đặt ra, thiếu tính
thuyết phục. Hoặc là tiếng Khơme, tiếng Hoa, lần hồi
nói trại ra. Hoặc là rừng cây gòn. Vùng đất cao phía
Chợ Lớn ăn đến vùng Phú Lâm ngày nay, thời xa nhiều
cây gòn mọc như rừng nguyên sinh. Sài là củi, là cây.
Ông Trịnh Hoài Đức, từng làm tri huyện ở huyện Tân
Bình xưa, từ hơn 200 năm về trước đã giải thích như
thế. Huyện Tân Bình bấy giờ gồm quận 1, quận 3, Phú
Nhuận... Họ Trịnh là nhà trí thức khoa bảng, là sử gia
đáng tin cậy.
Sài Gòn xưa là tên của vùng Chợ Lớn, tức quận 5,
quận 6, quận 8 bây giờ.
Phía Sài Gòn ngày nay, xưa gọi Bến Nghé. Lại rắc
rối nếu ta muốn giải thích. Bến là bến sông, dễ hiểu, vì
đã có con sông khá rộng, đổ ra sông Đồng Nai ở Nhà
Bè. Nghé là con trâu con. Bến nước mà bầy trâu con
đến tắm, uống nước, với cậu bé dắt trâu. Nhưng gần mé
sông bấy giờ dường như chẳng ai làm ruộng (bến Bạch
Đằng, chỗ khách sạn Nổi ngày nay đất khá cao). Lắm
người cho rằng nghé là tiếng con cá sấu kêu rống. Lối
giải thích này dễ chấp nhận; thời xưa, bờ sông hoang
vắng, cá sấu từ biển Cần Giờ (vùng Cần Giờ nay hãy
còn cá sấu) tới lui phía mé sông, ban đêm kêu lên, tiếng
cá sấu kêu nghe giống như tiếng trâu con gọi mẹ. Lần