SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 28

SƠNNAM

GIỚI THIỆU

SĐI GÌN XƯA

hồi, vì tàu thuyền tới lui, gây náo động, cá sấu rút lui
về phía rừng ngập mặn, gần biển.

Người Pháp đến, nhìn khu vực Bến Nghé (Sài Gòn

ngày nay) và Chợ Lớn (xưa gọi Sài Gòn) như là một
thực thể gắn liền. Vì chú trọng đến khu vực thương mại,
chúng gọi Bến Nghé xưa là Sài Gòn, bỏ tên truyền thống
Bến Nghé. Dưới mắt thực dân, khu vực này chỉ đáng
lưu ý tới những kho lúa gạo phía Chợ Lớn (xưa gọi Sài
Gòn). Về mặt hành chính, chúng áp đặt sự thay đổi ấy,
và sông Bến Nghé đổi tên là sông Sài Gòn, như nay ta
quen dùng trên bản đồ.

Khu vực Sài Gòn, từ khi Pháp đến, trở thành quan

trọng, gồm ba trung tâm nhập một, gần kề nhau:

- Hải cảng, với chợ Bến Thành xưa.
- Đầu não của cơ quan hành chính và quân sự với

thành Gia Định. Đầu não của vùng Bến Nghé xưa là
huyện Tân Bình, đóng ở ngang hông Bưu điện thành
phố ngày nay, đường Nguyễn Du, vị trí trường sư phạm.
(Nay là trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa - BTV)

- Khu vực bến bãi, trung chuyển hàng hóa và tiểu thủ

công nghệ ở Chợ Lớn, là giang cảng cho phía đồng bằng.

Về giao lưu với nước ngoài, Sài Gòn trở thành điểm

lý tưởng ở Đông Nam Á, chỉ kém Singapore, Hương
Cảng mà thôi. Nhìn trong phạm vi vùng, Sài Gòn dựa
vào sự phồn vinh vững chắc của đồng bằng sông Cửu
Long với lúa gạo sản xuất dư dã, thêm thủy hải sản dồi
dào, lại liên lạc dễ dàng với nước Cam Bốt. Thêm hậu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.