SƠNNAM
GIỚI THIỆU
SĐI GÌN XƯA
và hoa. Ngày Tết, bán xuống Sài Gòn hoa mai vàng,
hoa cúc, ngày mồng một, ngày rằm bán hoa vạn thọ,
màu vàng hực để cúng ông bà, cúng thần Tài cho mọi
gia đình, đặc biệt là giới thiểu thương. Thêm thuốc lá,
nổi danh ở Gò Vấp, nay còn tên đất Xóm Thuốc. Hóc
Môn, về hướng bắc Sài Gòn, từ xưa gọi 18 thôn Vườn
Trầu. Trầu là dây leo cần được chăm sóc từng ngày về
tiêu tưới, tưới xong, gốc phải ráo, tránh úng. Trầu leo
cao, theo cây nọc, lý tưởng nhất là cây cau, vừa được
huê lợi trầu, vừa thu hoạch trái cau để ăn với trầu. Trên
diện tích nhỏ, mà đạt huê lợi cao, dây trầu có thể leo
lên những nọc kề bên nhau, cắm thẳng lên trời, vì vậy
không che khuất nắng những nọc bên cạnh. Vài lá trầu
tốt có thể so sánh với một tiền kẽm ngày xưa. “Miếng
trầu là đầu câu chuyện”, cũng như khắp nước ta, từ Bắc
chí Nam, thói quen ăn trầu phổ biến ngay trong giới
trai gái vừa lớn lên. Gặp nhau, chàng trai mời cô gái
ăn trầu, kiểu xã giao bắt buộc. Vùng Sài Gòn tiêu thụ
mỗi ngày một khối lượng trầu cau đáng kể. Trầu xanh
dành cho giới bình dân, trầu vàng dành cho người khá
giả. Đồng bào vùng 18 thôn Vườn Trầu, từ thế kỷ thứ
XVIII sống chuyên canh với trầu cau. Cái khó vẫn là
chuyên chở đến Sài Gòn, Chợ Lớn để tiêu thụ tại chỗ
và phân phối cho vùng lân cận, nơi chịu ảnh hưởng
nước mặn thêm đất phèn nên trồng trầu rất khó. Thay
vào đó, đồng bào nuôi vịt, làm ruộng, đào ao bắt cá,
đem bán lấy tiền, mua lại trầu cau vôi thuốc.