31
Hừng sáng, phụ nữ vùng Hóc Môn (18 thôn Vườn
Trầu) rủ nhau gồng gánh, theo đường bộ, hơn 15 ki-lô-
mét, đi từng đội đoàn. Người đi đầu, người đi sau chót
và người đi giữa phải cầm đuốc, dầu là đêm có trăng.
Ngọn lửa của đuốc khiến thú dữ lánh xa. Thú dữ đây là
cọp, hai bên đường còn rậm rạp, bấy giờ có câu ví “Dữ
như cọp Vườn Trầu”. Cọp tới lui quanh quẩn gần xóm,
rình cơ hội để giết chó, heo hoặc con người mà ăn thịt.
Đã từng ăn thua với con người, cọp học được nhiều kinh
nghiệm. Dân gánh trầu vừa đi vừa nói chuyện ồn ào, để
áp đảo lũ cọp lắm khi vì đói nên hóa ra liều lĩnh. Gặp
những con cọp hung hăng, phụ nữ hè nhau dùng đòn
gánh mà đánh, như thứ vũ khí rất hữu hiệu. Đòn gánh
làm bằng tre già, vừa dẻo, vừa cứng. Đến những năm
sau 1890, khoảng trăm năm trước đây thôi, chính phủ
Pháp còn ra giải thưởng cho những ai săn được cọp đem
nộp cho nhà nước. Ta có tư liệu xác nhận.
- Vùng cầu An Hạ, trong 3 tháng, cọp giết 12 người.
- Vùng Hóc Môn, trong vài tuần lễ liên tục, cọp giết
4 người. Và ở Thủ Dầu Một, trong vài tháng, cọp còn
tới lui giết 8 người. Bấy giờ, làng xóm khá đông, ở mỗi
làng, nhà nước phát súng cỡ nhỏ cho hương chức làng
mà cọp vẫn không sợ.
Khi Pháp đến, khoảng 1870, dân làng hãy còn tổ
chức “ví cọp”, với kỹ thuật gọi là “ví khại”. Khại là tấm
vạt, kiểu vạt lót giường ngủ, cao hơn đầu người, vật tư
là những miếng cau chẻ ra, từ thân cây già, nhờ vậy