SƠNNAM
GIỚI THIỆU
SĐI GÌN XƯA
mà rắn chắc, không gãy bất ngờ. Khi nghe báo động,
người trong xóm tập họp lại chừng bốn mươi hoặc năm
mươi tấm khại như thế, đôi ba người điều khiển một
tấm, dựng đứng. Bắt đầu khoanh vùng to, những tấm
vạt từ từ ráp nối lại, cọp từ khu vực rộng bị gom vào
cái vòng tròn ngày càng nhỏ hơn. Cọp gào thét, toan
phá tấm khại nhưng con người có thể tiến tới, an toàn
đứng sau tấm khại, với nhiều người cầm gươm giáo
hộ tống. Vòng rào gồm những miếng khại siết nhỏ lại,
nơi ráp mối dùng những sợi mây to ràng rịt lại. Những
tay thiện xạ dùng cung tên bắn vào, hoặc dùng giáo mà
đâm, cọp chạy quanh bên trong rào, tìm đường tẩu thoát,
tuyệt vọng, để rồi bị giết với nhiều vết thương. Kiểu săn
cọp này kéo dài suốt buổi sáng, hoặc trưa. Lại còn kiểu
làm bẫy hầm. Đào hầm khá sâu, bên dưới cắm chông
tre thật nhọn, trên miệng hầm đặt tấm vỉ tre, khá nhẹ
và mỏng manh, có rải đất, thêm lớp cỏ tươi. Bên miệng
hầm, buộc con heo to, hoặc con trâu nhỏ. Cọp tham ăn,
chạy tới, lọt xuống hầm, bị chông đâm ngược lên. Nói
chung, đồng bào ta chỉ ra tay giết cọp trong trường hợp
bất khả kháng. Chẳng ai muốn gây sự với “chúa sơn
lâm”, rủi như không xong, cọp sẽ trả thù, mất thời giờ
canh chừng. Và khi chết rồi... hồn của cọp vẫn có thể
gây tai họa kiểu khác như thiên tai, dịch tả, hỏa hoạn.
Đó là lời đồn đại mê tín.
Trước khi thực dân Pháp đến, tỉnh Gia Định khá rộng,
ăn trọn vùng Tây Ninh, Long An, Cần Đước, cả vùng