SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
thưởng những giây phút mà nghệ nhân diễn xuất thần,
sau này bày ném quạt có kẹp bạc giấy. Xem như là dạng
phúc lợi đặc biệt cho nghệ nhân, động viên về tâm lý
(thay cho kiểu vỗ tay tán thưởng), chẳng mảy may ngụ
ý khinh thường. Bạc giấy, tiền kẽm ném lên sân khấu
dễ gây ấn tượng.
Về tuồng tích, phía Hậu Giang gần như chỉ quen
thuộc với loại tuồng Tàu (như Trương Phi thủ Cổ thành,
Tống tửu Đơn Hùng Tín, Tam anh chiến Lữ Bố...) trong
khi miền Đồng Nai, Bến Nghé lại thích tuồng Sơn Hậu
xem như tuồng “tổ”. Đoàn hát đến làng ai nấy hăm hở
chờ đón, vì lắm khi đôi ba năm mới được xem một lần,
rõ là không khí hội hè. Hồi những năm đầu thế kỷ XX,
vùng sâu của tỉnh Rạch Giá (Kiên Giang), ven rừng U
Minh, nạn cọp sấu còn hoành hành, khi chưa lập đình
làng, đồng bào khẩn hoang đã cắm gần bờ sông một
vòng rào hình tròn, bên trong dựng kiểu sân khấu có
sàn, trên mặt nước. Đồng bào bơi xuồng vào vòng rào,
ngồi trên xuồng mà xem. Cọp ven rừng đến mé sông
mà nhìn những ánh đuốc trên sân khấu. Bốn phía là
nước; cá sấu có thích ăn thịt người cũng đánh ngóc
mỏ ngoài vòng rào, người xem hát được yên tâm. Nói
chung, những nhóm gọi là bạn hát bội thường là dân
tứ xứ, qui tụ lại, tay nghề kém cỏi, từng là diễn viên
phụ; họ “hội ý” nhau về nội dung cốt tuồng, rồi thì tùy
hứng, hát “cương” (tự phát) đôi khi gây ấn tượng tốt;
về cơ bản thì tuồng phải có trước có sau, kẻ ác bị giết,